Chư Pưh quan tâm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số luôn được huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) quan tâm, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người dân.
Bảo tồn văn hóa từ gia đình
Đến thị trấn Nhơn Hòa hay các xã Ia Phang, Ia Dreng, Ia Le… không khó để bắt gặp hình ảnh những phụ nữ đủ mọi lứa tuổi cần mẫn bên khung dệt; thanh niên ngồi tạc tượng gỗ hay các em nhỏ tập đánh cồng chiêng. Điều này cho thấy, công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc đã đi sâu vào nhiều gia đình người Jrai, Bahnar trên địa bàn huyện. 
Không còn cảnh nhàn rỗi ngồi chơi trong mùa mưa dầm của Tây Nguyên như trước đây, nhiều năm nay, bà Siu H’Pem (61 tuổi, thôn Plei Djriêk, thị trấn Nhơn Hòa) dành hầu hết thời gian ngồi bên khung dệt. Hiện bà đang gấp rút hoàn thành đơn hàng gồm 1 bộ quần áo nữ, chiếc áo nam và tấm chăn thổ cẩm cho khách. Mỗi bộ quần áo nữ do bà dệt có giá 3,2 triệu đồng; áo nam 1,2-1,5 triệu đồng; chăn đắp 1,5 triệu đồng; khăn choàng dệt hoa văn giá 700 ngàn đồng.
Bà Siu H’Pem (thị trấn Nhơn Hòa, huyện Chư Pưh) bên khung dệt. Ảnh: Nguyễn Giang
Bà Siu H’Pem (thị trấn Nhơn Hòa, huyện Chư Pưh) bên khung dệt. Ảnh: Nguyễn Giang
Là người có bàn tay dệt thổ cẩm bền và đẹp từ khi còn trẻ, bà H’Pem rất vui mừng khi nghề dệt truyền thống của dân tộc Jrai được chính quyền địa phương quan tâm bảo tồn và phát huy. Bà nói: “Có một khoảng thời gian, khung dệt nằm im trong góc nhà. Nhưng nhiều năm nay, tôi đem nó đi dự thi, dệt váy áo rồi”.
Năm 2015, bà H’Pem tham gia Hội thi cồng chiêng huyện Chư Pưh và giành giải nhất nội dung dệt thổ cẩm. Từ đó, những đơn hàng gửi đến bà thường xuyên hơn. Hiện bà đang cố gắng truyền dạy nghề dệt cho 3 trong số 6 cô con gái của mình.
Đang ngồi dệt bên cạnh mẹ, chị Siu H’Đuin (25 tuổi, con gái thứ 4 của bà H’Pem) vui vẻ góp chuyện: “Dệt vải cũng khó lắm nên phải thích mới học được. Tôi được mẹ dạy nghề từ 2 năm nay nhưng vẫn chưa dệt giỏi như mẹ. Tôi sẽ cố gắng trở thành một người dệt vải đẹp như mẹ để có thể sống được bằng nghề truyền thống của dân tộc”.
Ông Rơ Mah Bao (70 tuổi, chồng bà H’Pem) hiện cũng đang phụ trách đội cồng chiêng “nhí” của thôn Plei Djriêk. Ông Bao vốn là tay chiêng “xịn” và vui tính nên lũ trẻ theo học đánh cồng chiêng ngày càng đông. Đến nay, đội chiêng nhí của thôn đã có trên 20 thành viên, sinh hoạt định kỳ vào thứ bảy hàng tuần.
Nhiều giải pháp căn cơ
Bên cạnh giải pháp bảo tồn và phát huy truyền thống dân tộc trong từng gia đình, huyện Chư Pưh đã phát huy được vai trò của Mặt trận, các đoàn thể trong việc tuyên truyền, vận động mọi người dân tham gia nhiệm vụ này. Theo ông Huỳnh Văn Lên-Phó Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện Chư Pưh, công tác bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống dân tộc được UBND huyện xây dựng kế hoạch cụ thể theo từng giai đoạn, giao nhiệm vụ cho từng đơn vị thực hiện.
Nhờ có sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị nên kết quả đạt được khá khả quan. Đến nay, toàn huyện có 52 bộ cồng chiêng (tăng 19 bộ so với năm 2018); hơn 400 nghệ nhân biết diễn tấu cồng chiêng; trên 20 bài chiêng được lưu truyền; 18 đội cồng chiêng thường xuyên luyện tập, phục vụ sự kiện, lễ hội tại địa phương. Trong 10 năm qua, huyện đều duy trì tổ chức Hội thi cồng chiêng với nhiều nội dung như: biểu diễn cồng chiêng, hát dân ca, dệt thổ cẩm, đan lát, tạc tượng; chất lượng được nâng lên qua từng năm.
Nhiều người phụ nữ Jrai ở Chư Pưh đã có ý thức truyền dạy nghề truyền thống cho con cháu. Ảnh: Nguyễn Giang
Nhiều người phụ nữ Jrai ở Chư Pưh đã có ý thức truyền dạy nghề truyền thống cho con cháu. Ảnh: Nguyễn Giang
“Văn hóa các dân tộc thiểu số là bộ phận cấu thành nền văn hóa Việt Nam thống nhất và phong phú. Do đó, chúng tôi luôn cố gắng khơi dậy lòng tự hào và trân trọng để người dân biết yêu, biết bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống dân tộc thông qua các hội thi, hội diễn. Thời gian tới, huyện sẽ chú trọng hỗ trợ về vật chất lẫn tinh thần để khuyến khích, tạo điều kiện cho các nghệ nhân nắm giữ các giá trị văn hóa truyền thống truyền dạy lại cho thế hệ trẻ”-ông Lên nhấn mạnh.
NGUYỄN GIANG

Có thể bạn quan tâm

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai

(GLO)- Nhiều lần đến tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh (thuộc Bảo tàng tỉnh Gia Lai), nhà giáo Tạ Chí Tào rất tâm đắc với những hiện vật thể hiện tấm lòng của người dân Tây Nguyên đối với Bác. Vì vậy, ông đã quyết định trao tặng một số hiện vật liên quan đến Bác Hồ mà mình đã sưu tầm cho Bảo tàng tỉnh.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

(GLO)- Giữa cái nắng oi ả của tháng 4, chúng tôi từ TP. Pleiku vượt hơn 70 km về thăm làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai), quê hương của Anh hùng Núp. Nơi đây có nhà lưu niệm mang dấu ấn lịch sử-văn hóa độc đáo, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, tìm hiểu.

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

(GLO)- Gần 2 năm đi vào hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dệt thổ cẩm làng Groi (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) đã trở thành mái nhà chung cho những phụ nữ yêu thích nghề dệt. Thông qua các buổi sinh hoạt, chị em có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và chung tay gìn giữ, phát huy nghề dệt truyền thống.

Lễ cúng bến nước. Ảnh: M.H

Bến nước buôn Pông

(GLO)- Bến nước, dòng sông cũng như tập tục của bà con Jrai đã trở nên quen thuộc với tôi trong thời gian dài công tác tại ngôi trường bên bờ sông Ba.

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Thần Bạch Mã (hay còn gọi là Thái giám Bạch Mã, Bạch Mã Thái giám) là vị thần có ảnh hưởng lớn trong đời sống tín ngưỡng dân gian ở vùng Tây Sơn Thượng đạo. Hiện nay, một số đình tại thị xã An Khê còn duy trì việc thờ cúng và gìn giữ sắc phong vua ban cho vị thần này.

'Bảo hiểm' cho di sản

'Bảo hiểm' cho di sản

Tại lễ công bố các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và quyết định xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố tại TPHCM vào cuối tháng 3 vừa qua, Công ty CP Tư vấn Cảng - kỹ thuật biển (Portcoast) đã trao tặng toàn bộ sản phẩm số hóa của Nhà hát Thành phố cho Trung tâm Nghệ thuật TPHCM.