Chư Prông: Nỗ lực giúp nhau phát triển kinh tế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- “Câu lạc bộ Cựu chiến binh sản xuất kinh doanh giỏi huyện Chư Prông là điển hình trong toàn tỉnh cả về phát triển kinh tế lẫn giúp đỡ đồng chí, đồng đội vươn lên thoát nghèo, xóa nhà dột nát”-ông Ngô Công Đoan-Chủ nhiệm Câu lạc bộ Cựu chiến binh sản xuất kinh doanh giỏi tỉnh, khẳng định.

Sau 5 năm thành lập, Câu lạc bộ Cựu chiến binh sản xuất kinh doanh giỏi huyện Chư Prông (gọi tắt là Câu lạc bộ) hiện có 76 hội viên, trong đó có 5 hội viên dân tộc thiểu số tham gia sinh hoạt ở 7 Câu lạc bộ cơ sở. Theo ông Đoàn Văn Xuân-Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện, Chủ nhiệm Câu lạc bộ, hầu hết hội viên đều mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, dám nghĩ, dám làm và không ngừng mở rộng diện tích trồng trọt, chăn nuôi.

 

Tham quan mô hình chăn nuôi của hội viên sản xuất kinh doanh giỏi. Ảnh: A.H
Tham quan mô hình chăn nuôi của hội viên sản xuất kinh doanh giỏi. Ảnh: A.H

Hội Cựu chiến binh huyện hiện có 85 trang trại cà phê, hồ tiêu, cao su với tổng diện tích 675 ha do cựu chiến binh làm chủ, trong đó có 27 trang trại của hội viên Câu lạc bộ với tổng diện tích trên 200 ha. Nói về trang trại 4,5 ha của gia đình, hội viên Nguyễn Văn Kỳ (xã Ia Phìn) bộc bạch: “Sau khi tham quan một số mô hình trồng xen cây ăn quả cho thu nhập cao ở tỉnh Đak Lak, tôi đã quyết định trồng xen 400 gốc bơ booth, bơ sáp và 200 gốc sầu riêng vào diện tích cà phê, hồ tiêu. Mô hình này rất có triển vọng, cuối năm nay, diện tích bơ sẽ cho thu hoạch bói, dự kiến được khoảng 30-40 triệu đồng”.

Chủ nhiệm Câu lạc bộ Đoàn Văn Xuân thống kê, hiện Câu lạc bộ có 6 hội viên thu nhập bình quân 2-5 tỷ đồng/năm; 25 hội viên thu nhập từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng/năm... Không chỉ làm giàu cho bản thân, các hội viên này còn tạo việc làm ổn định cho hàng trăm lao động là con em cựu chiến binh, người dân tộc thiểu số tại chỗ với mức thu nhập ổn định 4-4,5 triệu đồng/người/tháng. Trong đó, trang trại hồ tiêu, cà phê, bơ của hội viên Nguyễn Văn Tài (xã Ia Pia) rộng 17 ha đã và đang tạo việc làm cho 10 lao động; trang trại rộng 26 ha của hội viên Tô Văn Phước (xã Ia Bang) giải quyết việc làm thường xuyên cho 15 lao động... Mặt khác, hội viên Câu lạc bộ luôn là những nhân tố tích cực, gương mẫu đi đầu trong các phong trào, hoạt động tại địa phương và nỗ lực giúp đỡ hội viên thoát nghèo, xóa nhà dột nát. Trong số này phải kể đến hội viên Nguyễn Anh Tuấn (xã Ia Drăng). Từ năm 2014 đến nay, ông Tuấn đã hỗ trợ cho 5 hộ vay 650 triệu đồng không tính lãi để đầu tư sản xuất; riêng năm 2017, gia đình ông đã hỗ trợ 25 triệu đồng giúp xóa nhà dột nát cho hội viên Nguyễn Văn Hường (thôn Nhân Đức, xã Ia Drăng).

Để có thêm nguồn vốn giúp đỡ hội viên, 7 Câu lạc bộ cơ sở cũng đã xây dựng nguồn quỹ nội bộ được trên 200 triệu đồng tạo điều kiện cho 12 hội viên vay với lãi suất thấp. Bên cạnh đó, 3 hội viên cũng hỗ trợ cho 20 hộ vay không tính lãi với số tiền 1,5 tỷ đồng. Từ năm 2013 đến nay, Câu lạc bộ cũng đã vận động hội viên đóng góp được 80 triệu đồng để hỗ trợ 4 hội viên xóa nhà dột nát; đóng góp trên 11 triệu đồng để cùng với nguồn quỹ của Câu lạc bộ cấp tỉnh giúp hội viên nghèo Campuchia xóa nhà dột nát. Ngoài ra, thực hiện nghị quyết của Hội Cựu chiến binh huyện về mô hình kết nghĩa giữa chi hội người Kinh với chi hội dân tộc thiểu số, hội viên người Kinh với hội viên dân tộc thiểu số, Câu lạc bộ đã vận động các Câu lạc bộ cơ sở tổ chức kết nghĩa và tư vấn, giúp đỡ lẫn nhau trong trồng trọt, chăn nuôi. Đến nay, toàn huyện đã có 8 chi hội người Kinh kết nghĩa với 8 chi hội dân tộc thiểu số; riêng Câu lạc bộ đã có 24 hội viên người Kinh kết nghĩa với 24 hội viên dân tộc thiểu số.

Ông Đoàn Văn Xuân khẳng định: “Những việc làm của hội viên Câu lạc bộ đã góp phần giảm tỷ lệ hội viên cựu chiến binh nghèo toàn huyện từ 7,32% (năm 2013) xuống còn 3,88%”. Trong nhiệm kỳ 2013-2018, Câu lạc bộ đã được UBND tỉnh, Hội Doanh nhân Việt Nam và Hội Cựu chiến binh tỉnh tặng bằng khen; 2 hội viên được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen... Thời gian tới, Câu lạc bộ phấn đấu mỗi năm sẽ xóa 1 nhà dột nát cho hội viên và có 5 hội viên người Kinh kết nghĩa với 5 hội viên dân tộc thiểu số để cùng giúp nhau phát triển kinh tế.

Anh Huy

Có thể bạn quan tâm

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.