Chư Păh thu ngân sách đạt hơn 56,7 tỷ đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 11-4, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị lần thứ 16 (mở rộng) nhằm đánh giá kết tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác quý I và triển khai nhiệm vụ công tác trọng tâm quý II năm 2024.
Ông Nguyễn Quang Trường-Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy phát biểu hội nghị. Ảnh: V.Đ
Ông Nguyễn Quang Trường-Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy phát biểu hội nghị. Ảnh: V.Đ

Trong quý I, toàn huyện đã gieo trồng được 2.050 ha cây trồng các loại, đạt 101% so với kế hoạch. Chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản tiếp tục được duy trì, phát triển ổn định. Chủ động triển khai các biện pháp phòng-chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi và phòng-chống hạn trên địa bàn. Các cơ sở công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp duy trì năng lực và hoạt động ổn định; giá trị sản xuất trong quý I-2024 ước đạt 377,29 tỷ đồng, bằng 26,93% kế hoạch (bằng 97,25% so với cùng kỳ năm 2023). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý I (theo giá hiện hành) ước đạt 735,81 tỷ đồng, bằng 27,92% kế hoạch (tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2023). Thu ngân sách (không kể trợ cấp, kết dư, chuyển nguồn) được 56,718 tỷ đồng, đạt 112,02% kế hoạch (tăng 448,42% so với cùng kỳ năm 2023).

Lĩnh vực văn hóa-xã hội tiếp tục được chú trọng. Các chương trình an sinh xã hội, giảm nghèo, giải quyết việc làm được chú trọng; tổ chức các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, từ thiện, nhân đạo thiết thực, hiệu quả. Quan tâm công tác bồi dưỡng, phát triển đoàn viên, hội viên và giới thiệu quần chúng ưu tú cho Đảng xem xét, kết nạp. Xây dựng kế hoạch giám sát, phản biện xã hội năm 2024. Chỉ đạo tổ chức Đại hội MTTQ Việt Nam, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam các cấp nhiệm kỳ 2024-2029.

Tại hội nghị, các đại biểu tập trung đánh giá những kết quả đạt được, chỉ ra những hạn chế, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện; đồng thời, xác định chỉ tiêu và tập trung thảo luận các giải pháp, nhiệm vụ trong việc thực hiện các chỉ tiêu về phát triển kinh tế-xã hội, an ninh-quốc phòng của huyện trong quý II.

Các đại biểu tham dự hội nghị. Ảnh: V.Đ
Các đại biểu tham dự hội nghị. Ảnh: V.Đ

Trong đó, tập trung theo dõi, chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân; triển khai hướng dẫn sản xuất vụ mùa năm 2024. Tiếp tục triển khai đề án phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn huyện. Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các biện pháp phòng-chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với hạn hán.

Tập trung triển khai thực hiện hiệu quả 3 Chương trình mục tiêu quốc gia: xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024 gắn với xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện theo Chỉ thị số 12-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng công tác dân vận, nhất là công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân trong việc tham gia các phong trào phát triển kinh tế-xã hội, giảm nghèo bền vững; kịp thời nắm bắt, tham mưu giải quyết các vấn đề phát sinh ngay tại cơ sở...

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai hiện có 6 nông hội thuộc lĩnh vực ngành, nghề truyền thống (dệt thổ cẩm, rượu ghè). Ảnh: Hà Duy

Đẩy mạnh phát triển mô hình nông hội để nâng chất lượng sản phẩm địa phương

(GLO)- Gia Lai hiện có 168 mô hình nông hội, trong đó, nhiều nông hội hoạt động hiệu quả đã góp nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, giúp đời sống hội viên được nâng lên. Tuy nhiên, còn một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến việc triển mô hình nông hội nên hoạt động thiếu hiệu quả.

Để kích cầu tiêu dùng dịp cuối năm, Siêu thị Co.op Mart Pleiku đang triển khai nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn hỗ trợ người tiêu dùng mua sắm. Ảnh: V.T

Chủ động nguồn hàng phục vụ Tết

(GLO)- Nhằm bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa trên thị trường, không để xảy ra tình trạng khan hàng, tăng giá đột biến trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các doanh nghiệp tại Gia Lai đã chủ động nguồn hàng để phục vụ người tiêu dùng với mức giá bình ổn.

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.