Chư Pah: Đa dạng hóa hình thức hỗ trợ nông dân

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Bà Lê Thị Ánh Dương-Chủ tịch Hội Nông dân huyện Chư Pah, Gia Lai: “Hội Nông dân đã tích cực tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân mạnh dạn đưa những giống cây, con mới vào sản xuất, chuyển đổi một phần diện tích hồ tiêu, cà phê già cỗi, kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả. Nhờ đó, nhiều hội viên đã vươn lên thoát nghèo, trở thành những hộ sản xuất kinh doanh giỏi, tạo việc làm cho lao động tại địa phương và giúp đỡ các hộ nghèo, hộ còn khó khăn phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống”.
Gia đình chị Võ Thị Minh Nguyệt (làng Bới, xã Hòa Phú) có 3 ha đất sản xuất. Trước đây, gia đình chị chỉ trồng cà phê và cao su. Do giá cà phê, cao su liên tục xuống thấp nên nguồn thu nhập của gia đình bị giảm sút rất nhiều. Vì vậy, khi được Hội Nông dân xã vận động chuyển đổi cây trồng, gia đình chị đã trồng xen 40 cây sầu riêng trong vườn cà phê. Thấy trồng sầu riêng hiệu quả (40 cây cho thu hơn 100 triệu đồng mỗi năm), đầu mùa mưa vừa rồi, chị tiếp tục xuống giống thêm 60 cây. “Nhờ được Hội Nông dân xã tập huấn kỹ thuật sản xuất cũng như thành lập tổ liên kết trồng sầu riêng sạch mà chúng tôi có được kiến thức sản xuất theo hướng hữu cơ và được đảm bảo đầu ra sản phẩm với giá cả ổn định”-chị Nguyệt chia sẻ.
 Nhờ chuyển đổi cây trồng phù hợp, nhiều hội viên, nông dân ở huyện Chư Pah đã có nguồn thu nhập đáng kể. Ảnh: V.T
Nhờ chuyển đổi cây trồng phù hợp, nhiều hội viên, nông dân ở huyện Chư Pah đã có nguồn thu nhập đáng kể. Ảnh: V.T
Gia đình ông Bùi Trung Tuyến (thôn 8, xã Nghĩa Hưng) có 1 ha đất sản xuất. Trước đây, ông cũng loay hoay với việc tính toán chuyển đổi cây trồng để mang lại hiệu quả cao nhất. Ông Tuyến cho hay: “Trước tình hình giá cả nông sản chủ lực giảm, được vay vốn từ Quỹ hỗ trợ nông dân, gia đình tôi đã mạnh dạn chuyển 4 sào đất sang trồng 80 cây chuối, 2.000 bụi đinh lăng, đồng thời xen canh một số loại cây ăn quả như na, nhãn. Bước đầu, các loại cây trồng mới này đã cho thu nhập khá”.  
Để hỗ trợ hội viên, nông dân phát triển sản xuất, Hội Nông dân huyện Chư Pah đã tích cực vận động xây dựng quỹ tại các chi hội. Nguồn quỹ này dùng cho hội viên, nông dân nghèo vay với lãi suất thấp để đầu tư phát triển sản xuất. Đến nay, toàn huyện có 106/109 chi hội Nông dân xây dựng được quỹ với tổng số tiền hơn 28 tỷ đồng, tạo điều kiện cho hội viên, nông dân vay đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Ngoài nguồn vốn quỹ hỗ trợ, Hội Nông dân huyện đã phối hợp với các ngân hàng giải ngân vốn vay cho hội viên, nông dân để đầu tư sản xuất. Trong đó, Hội đã phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT huyện thành lập 54 tổ vay vốn với 1.569 thành viên, tổng dư nợ đến nay đạt hơn 138,1 tỷ đồng. Ngoài ra, dư nợ ủy thác qua Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện là hơn 87 tỷ đồng với 65 tổ tiết kiệm và vay vốn/2.996 thành viên tham gia.
Bà Lê Thị Ánh Dương-Chủ tịch Hội Nông dân huyện Chư Pah-cho biết: Hội đã tập trung hỗ trợ hội viên vay vốn cũng như đẩy mạnh các phong trào vận động gây quỹ giúp hội viên phát triển sản xuất nhằm nâng cao đời sống; vận động hội viên tích cực tham gia lao động sản xuất, hưởng ứng các phong trào thi đua do địa phương và Hội Nông dân phát động. Bên cạnh đó, Hội còn thường xuyên phối hợp với các phòng chức năng của huyện, doanh nghiệp tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật cho hội viên, góp phần nâng cao kỹ năng sản xuất cũng như giúp hội viên chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nhờ đó, ngày càng xuất hiện nhiều mô hình sản xuất mang lại hiệu quả cao như mô hình liên kết trồng sầu riêng sạch ở xã Hòa Phú, nuôi ong ở xã Nghĩa Hưng, trồng cà phê ở xã Ia Ka…
Song song với việc hỗ trợ về vốn sản xuất, các cấp Hội Nông dân huyện Chư Pah còn đẩy mạnh phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững. Trong 9 tháng năm 2019 đã có 4.409 hội viên, nông dân đăng ký tham gia; qua bình xét có 3.261 hộ đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi các cấp.
VŨ THẢO

Có thể bạn quan tâm

Kbang: Khắc phục diện tích hoa màu ngã đổ do ảnh hưởng mưa gió. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang: Khắc phục diện tích cây trồng ngã đổ do mưa gió

(GLO)- Vừa qua, trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) xảy ra mưa gió cục bộ đã làm nhiều diện tích lúa, mía bị đổ ngã. Chính quyền các địa phương, cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân khẩn trương khắc phục hậu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Chuyện của người trồng cà phê

Chuyện của người trồng cà phê

(GLO)- Hàng năm, cứ vào cuối tháng 10 sang tháng 11, người dân Tây Nguyên bắt đầu vào mùa thu hoạch cà phê. Năm nay, giá cà phê tăng cao. Nhà vườn vui đấy nhưng để làm ra được hạt cà phê thì cũng lắm nhọc nhằn.

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

(GLO)- Nhờ biết tính toán và tích cực lao động sản xuất nên gia đình ông Rơ Châm Pyik (làng Châm Aneh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) có nguồn thu ổn định hơn 900 triệu đồng/năm. Không những thế, ông còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động ở cơ sở.

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

(GLO)- Chiều 29-10, tại xã Ia Tô, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công ty cổ phần Giống cây trồng, vật nuôi Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo đánh giá kết quả sản xuất giống lúa HG12 trên địa bàn huyện trong vụ mùa năm 2024. 

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

(GLO)- Sở hữu 5 ha cà phê với thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm nhưng ông Amyơm (SN 1964; làng Dơk Rơng, xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn muốn mở rộng thêm diện tích nhằm nâng cao thu nhập cùng quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

(GLO)- Từ nguồn hỗ trợ của Trung ương và ngân sách địa phương, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai phối hợp với các địa phương xây dựng nhiều mô hình trình diễn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi cho người dân. Nhờ đó, năng suất, chất lượng nông sản địa phương được nâng cao.