Chủ động nắm bắt, định hướng dư luận xã hội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nắm bắt tình hình và định hướng dư luận xã hội (DLXH) là một nội dung quan trọng trong công tác tư tưởng của Đảng. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng chỉ rõ: “Chú trọng nắm bắt, định hướng DLXH, bảo đảm thống nhất tư tưởng trong Đảng, đồng thuận cao trong xã hội”.

Những kết quả đáng ghi nhận

Triển khai thực hiện Kết luận số 100-KL/TW ngày 18-8-2014 của Ban Bí thư và Hướng dẫn số 167-HD/BTGTW ngày 26-12-2015 của Ban Tuyên giáo Trung ương về việc đổi mới và nâng cao chất lượng công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu DLXH, dưới sự quan tâm lãnh đạo sâu sát của Tỉnh ủy, cấp ủy, chính quyền các địa phương trong tỉnh ngày càng nhận thức rõ hơn về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác nắm bắt, định hướng DLXH trong nội bộ và quần chúng nhân dân.

Công tác tư tưởng, nắm bắt và định hướng DLXH được gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh, đối ngoại; kịp thời phản ánh những vấn đề bức xúc, nổi cộm phát sinh ở địa phương, trở thành nhiệm vụ thường xuyên với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.

Hệ thống tuyên giáo các cấp của tỉnh luôn phát huy vai trò chủ động, tích cực tham mưu giúp cấp ủy triển khai biện pháp nâng cao chất lượng công tác nắm bắt, định hướng DLXH theo hướng ngày càng thực chất và đi vào chiều sâu.

Lực lượng cộng tác viên từ tỉnh đến cơ sở cũng hoạt động ngày càng đi vào nền nếp, có nhiều đổi mới nhằm tập trung nắm bắt, phản ánh những vấn đề nổi cộm, bức xúc dễ phát sinh khiếu kiện, tạo thành “điểm nóng” trên địa bàn và có biện pháp giải quyết đúng đắn, kịp thời các vấn đề bức xúc phát sinh, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, đơn vị.

Các học viên nhận giấy chứng nhận hoàn thành khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ cộng tác viên DLXH năm 2022. Ảnh: Anh Huy

Các học viên nhận giấy chứng nhận hoàn thành khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ cộng tác viên DLXH năm 2022. Ảnh: Anh Huy

Hiện nay, toàn tỉnh có 357 cộng tác viên làm công tác DLXH, trong đó, cộng tác viên DLXH cấp tỉnh là 35 người, cộng tác viên DLXH cấp huyện là 322 người. Đa số cộng tác viên hoạt động tích cực, chủ động nắm bắt, xử lý, phân tích và phản ánh, định hướng thông tin, những vấn đề DLXH quan tâm, dễ phát sinh khiếu kiện, tạo thành “điểm nóng” trên địa bàn.

Đội ngũ này góp phần quan trọng trong việc tham mưu cho cấp ủy các cấp đề ra những biện pháp giải quyết, khắc phục kịp thời những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; không để dư luận phát triển thành “điểm nóng”, từ đó góp phần ổn định tình hình tư tưởng, chính trị ở địa phương.

Công tác nắm bắt DLXH đang trở thành một trong những vấn đề quan trọng và được quan tâm đặc biệt trong quá trình lãnh đạo, quản lý của cấp ủy, chính quyền các cấp. Vì vậy, thời gian qua, công tác điều tra, nắm bắt DLXH được Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy quan tâm chỉ đạo, triển khai với nhiều đổi mới, đa dạng cách thức, hình thức nắm bắt, tổng hợp như: thông qua các cuộc họp; qua các đợt đi thực tế nắm bắt tình hình dư luận trực tiếp ở cơ sở, các cuộc điều tra DLXH theo chuyên đề; qua hệ thống thông tin liên lạc, internet, mạng xã hội; qua hệ thống cán bộ, quần chúng nhân dân, người có uy tín...

Từ đó, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã kịp thời tổng hợp, báo cáo, tham mưu cấp ủy, chính quyền các cấp, đề xuất giải pháp giải quyết những vấn đề phức tạp phát sinh, tạo sự đồng thuận trong quần chúng nhân dân.

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cũng đã kịp thời định hướng các cơ quan báo chí của tỉnh, đội ngũ cộng tác viên DLXH các cấp bám sát nhiệm vụ chính trị, nắm bắt thông tin và định hướng dư luận, tích cực tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, của tỉnh và các địa phương; động viên, cổ vũ các phong trào thi đua, nêu gương người tốt, việc tốt; phê phán, đấu tranh chống các biểu hiện sai trái, lệch lạc, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của tỉnh.

Những vấn đề dư luận quan tâm như: giải phóng mặt bằng triển khai các dự án trọng điểm; ô nhiễm môi trường, phá rừng... được phản ánh kịp thời, giúp cấp ủy các cấp giải quyết dứt điểm, không để phát sinh “điểm nóng” ngay từ cơ sở.

Thực hiện Quyết định số 238-QĐ/TW ngày 30-9-2020 của Ban Bí thư về “Ban hành Quy chế phối hợp giữa Ban Tuyên giáo các cấp với cơ quan nhà nước cùng cấp trong việc thực thi pháp luật, triển khai kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, giải quyết các vấn đề nổi cộm, Nhân dân quan tâm”, ngay từ đầu năm 2021, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với HĐND, UBND, Viện Kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân tỉnh ký kết chương trình phối hợp triển khai kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, giải quyết các vấn đề nổi cộm trong tỉnh giai đoạn 2021-2025.

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cũng đã tập trung nghiên cứu, xây dựng, ban hành hướng dẫn gửi các Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy để quán triệt và tổ chức thực hiện Quyết định số 238-QĐ/TW.

Hàng tháng, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đều có báo cáo tình hình DLXH gửi Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các sở, ngành, địa phương có liên quan. Các báo cáo đã kịp thời phản ánh những vấn đề phức tạp, nhạy cảm mà cán bộ, đảng viên và người dân quan tâm; đồng thời, đưa ra những dự báo, đề xuất, kiến nghị cụ thể nhằm phục vụ sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Đây là một trong những nguồn tham khảo quan trọng phục vụ cho các ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, báo cáo viên Tỉnh ủy trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo.

Ngoài ra, việc tổ chức các cuộc điều tra xã hội học cũng là một kênh quan trọng để nắm bắt và định hướng DLXH. Từ năm 2021 đến nay, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã tổ chức 9 cuộc điều tra DLXH, tập trung vào những vấn đề mà người dân quan tâm.

Công tác khảo sát, điều tra DLXH được Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy quan tâm triển khai, bám sát vào tình hình hoạt động thực tiễn của tỉnh và các diễn biến dư luận trước các sự vụ, sự việc quan trọng, có liên quan, ảnh hưởng trực tiếp người dân.

Hình thức điều tra được đổi mới từ phương pháp truyền thống sang ứng dụng các tiện ích của công nghệ thông tin, điều tra trực tuyến, bảo đảm được tính chính xác, nhanh chóng, thuận tiện, hiệu quả và tiết kiệm kinh phí hơn. Đây cũng là kênh thông tin tham khảo quan trọng giúp cấp ủy, chính quyền, các đơn vị, địa phương đánh giá đúng tác động của các chủ trương, chính sách đối với từng nhóm đối tượng để có giải pháp điều chỉnh thích hợp.

Tiếp tục đổi mới công tác nắm bắt, định hướng DLXH

Với phương châm “Toàn Đảng làm công tác tư tưởng, toàn hệ thống chính trị làm công tác tuyên truyền”, để tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác nắm bắt và định hướng DLXH, thời gian tới, các cấp ủy, chính quyền địa phương cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu DLXH.

Tiếp tục quán triệt, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp, cán bộ, đảng viên về vai trò, tầm quan trọng của công tác này, xem đây là nhiệm vụ quan trọng, cần thiết và thường xuyên của cả hệ thống chính trị, nhất là cấp ủy, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp.

Đổi mới nội dung, phương pháp điều tra DLXH, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác nắm bắt DLXH, đa dạng hóa cách thức nắm bắt, tổng hợp tình hình DLXH, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, những vấn đề bức xúc trong quần chúng nhân dân để tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền giải quyết.

Nội dung điều tra, nắm bắt, nghiên cứu DLXH cần bám sát thực tiễn của tỉnh, hướng về cơ sở, hướng tới từng đối tượng cụ thể, bám sát vào các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của địa phương, làm cơ sở để tuyên truyền, định hướng DLXH, tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội để phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Nâng cao trách nhiệm của ban tuyên giáo các cấp trong chủ động tham mưu cấp ủy xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện tốt công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu DLXH; là đầu mối giúp cấp ủy quản lý hoạt động đội ngũ cộng tác viên DLXH các cấp.

Tăng cường phối hợp với chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội trong tỉnh nắm bắt, cung cấp thông tin, định hướng DLXH; chú trọng địa bàn xảy ra “điểm nóng”.

Thường xuyên củng cố, kiện toàn đội ngũ cộng tác viên DLXH các cấp; quản lý đội ngũ cộng tác viên DLXH hoạt động theo quy chế. Duy trì và nâng cao chất lượng hội nghị giao ban cộng tác viên DLXH hàng quý.

Tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác DLXH cho đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên giáo và cộng tác viên DLXH; cập nhật kiến thức, kỹ năng nắm bắt, phân tích thông tin dư luận, kỹ năng xử lý khủng hoảng truyền thông, lan truyền thông tin tích cực. Kết nối mạng lưới cộng tác viên DLXH từ tỉnh đến cơ sở, phục vụ công tác nắm bắt, chia sẻ thông tin nhanh chóng, kịp thời.

Có thể bạn quan tâm

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên kết luận phiên thảo luận chung tại hội trường. Ảnh: Đức Thụy

Ngày làm việc thứ 2 kỳ họp thứ 24 HĐND tỉnh Gia Lai: Bàn giải pháp khơi thông “điểm nghẽn” để phát triển kinh tế-xã hội

(GLO)- Tiếp tục chương trình làm việc, ngày 10-12, kỳ họp thứ 24 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII tập trung thảo luận tổ, thảo luận chung tại hội trường. Cũng tại kỳ họp, lãnh đạo các sở, ngành trả lời một số vấn đề cử tri quan tâm nhằm khơi thông “điểm nghẽn” trong phát triển kinh tế-xã hội.

Khơi thông “điểm nghẽn” trong phát triển kinh tế-xã hội

Khơi thông “điểm nghẽn” trong phát triển kinh tế-xã hội

(GLO)- Tiếp tục chương trình làm việc, sáng 10-12, kỳ họp thứ 24 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII tiến hành thảo luận tổ. Các đại biểu đã chia thành 5 tổ, tập trung phân tích, thảo luận những những tồn tại, hạn chế nhằm khơi thông “điểm nghẽn” trong phát triển kinh tế-xã hội.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã Ayun Pa tổ chức bàn giao nhà Đại đoàn kết cho gia đình chị Nay H'Nỡi (thứ 7 từ trái sang, buôn Hiao, xã Chư Băh). Ảnh: Vũ Chi

Ayun Pa lan tỏa tinh thần tương thân tương ái từ nguồn Quỹ “Vì người nghèo”

(GLO)- Phát huy truyền thống tương thân tương ái, thị xã Ayun Pa, Gia Lai đã vận động người dân, doanh nghiệp, nhà hảo tâm đóng góp Quỹ “Vì người nghèo”. Nhiều ngôi nhà “Đại đoàn kết” được xây dựng, hàng trăm gia đình được giúp đỡ, góp phần xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.