Chớ nên đố kỵ!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ông bà, cha mẹ không ai không tự hào và vui mừng với thành quả học tập của con cháu mình. Do đó, cuối học kỳ hay tổng kết năm học, các cháu đạt danh hiệu học sinh xuất sắc, học sinh giỏi hay tiên tiến là tung hình ảnh giấy khen và ảnh của các cháu lên như một sự báo công cho bạn bè, người thân (nhất là người thân ở xa) để biết mừng cho cháu. Điều đó không có gì là sai vì tâm lý chung như thế.
Từ cổ chí kim, ai cũng muốn con cháu ngoan hiền, chăm học. Trước đây là bảng danh dự, nay là giấy khen, bằng khen cho học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố hay quốc gia đó là lẽ đương nhiên cho niềm tự hào của gia đình và dòng tộc. Thậm chí, nhiều gia đình khá giả treo tiêu chuẩn “học giỏi có thưởng” để động viên con em như cho hưởng một chuyến du lịch ở nước ngoài hay thăm thú những danh lam thắng cảnh. Những bữa tiệc được tổ chức hoành tráng nhất là khi các cháu tốt nghiệp phổ thông hay tốt nghiệp đại học... nhằm ra mắt với thiên hạ để sẻ chia niềm vui đích thực với gia đình.
Việc lên mạng xã hội để khoe thành tích không có gì để trách hay phê phán và cũng không ai cấm. Việc cầu thị sự tiến bộ ai mà chẳng mong muốn nhưng e ngại nhất là sự đố kỵ. Không ít người ganh tị, sợ người hơn ta rồi cho rằng đó là khoác lác, khoe khoang. Suy nghĩ như vậy là ích kỷ nhỏ nhen, đáng lẽ lấy sự vui mừng của người khác để khuyên răn con cháu mình cố gắng học tập trau dồi để tiến thân thì ngược lại là dè bỉu, chê bai là điều không nên có. Truyền thống qua bao đời nay là tôn vinh sự học, tôn sư trọng đạo, học để biết, để vận dụng kiến thức, tri thức phục vụ xã hội và nhằm thay đổi cuộc đời được tốt đẹp hơn. Với tâm lý ấy mới có được tương lai tươi sáng chứ không thể cho là khoe khoang được.
Xét về mặt tích cực là rất rõ ràng, sự vui mừng được lan tỏa, được chia sẻ là một diễm phúc đối với gia đình và xã hội. Ông bà ta đã từng khuyên: Đem chuông đi đánh xứ người thì tiếng chuông ấy phải được ngân vang là điều không sai. Có không ít người với tính bảo thủ cho rằng “Sự học ngày nay đã hỏng rồi” là vô cớ, vì chỉ nhận thấy qua những hiện tượng tiêu cực xảy ra trong ngành Giáo dục mà đã quy kết một cách hồ đồ. Thậm chí, có người cho rằng môi trường giáo dục hiện nay mang bệnh thành tích nên không còn giá trị về đào tạo nhân tài. Vậy nên, học sinh được khen thưởng cũng chỉ là hình thức không lấy gì tự hào! Nhìn xa hơn thì cho rằng giáo dục Việt Nam là cái lò đúc tiến sĩ, giáo sư huống hồ gì kết quả học tập ở bậc phổ thông. Mong sao đừng có cái nhìn thiển cận như thế tội nghiệp cho thế hệ hôm nay lắm thay!
Trong nhiều lĩnh vực của đời sống, mọi người cần thi đua chứ không nên ganh đua. Có một bộ phận nhỏ khi đọc trên trang mạng của bạn bè, của người khác là đem lòng hằn học quay lại quở trách con cháu mình bằng những lời lẽ không hay chút nào.
Theo quan niệm của người viết bài này, không có gì là sai vì không có niềm vui nào hơn khi con cháu được phát triển bằng cách tự lực của chính bản thân và muốn chia sẻ để nhận được sự đồng cảm của nhiều người. Đẹp khoe xấu che là lẽ thường tình. Vì vậy, sự xôn xao lên mạng xã hội không có gì đáng trách khi mà trong lòng họ không có ý khoe khoang là con cháu mình hơn người. Còn ai cho rằng học sinh bây giờ giỏi nhiều là do bệnh thành tích là hoàn toàn không phù hợp. Bởi lẽ, điều kiện về vật chất và cơ sở phục vụ cho học tập đầy đủ hơn, tiện ích hơn là yếu tố cho sự tiến bộ không thể chối cãi. Vui lắm và tự hào lắm chứ cho các thế hệ hôm nay và ngày mai.
NGUYỄN TẤN HỶ

Có thể bạn quan tâm

Trung tâm huyện Đức Cơ nhìn từ trên cao. Ảnh: Vĩnh Hoàng

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý; nghiên cứu và lập các dự án đầu tư trồng rừng đối với diện tích đất rừng khộp chưa có rừng...

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Ảnh: Hùng Hoa Lư

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo trước Quảng trường Đại Đoàn Kết

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo đoạn trước Quảng trường Đại Đoàn Kết; phí thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; khắc phục tình trạng nước tràn qua đường tại Ngã ba Di tích Quốc gia chiến thắng Plei Me trên tỉnh lộ 665. 

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP.Pleiku

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP. Pleiku do Hội LHPN tỉnh quản lý đang xuống cấp, lãng phí; cải tạo hồ nước trước Bảo tàng tỉnh để trồng sen; cơ chế cho thuê rừng trồng dược liệu...

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Theo vợ chồng ông Nguyễn Hồng Sinh, trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình ông được cấp năm 2005, đường hẻm rộng 7 m tiếp giáp với thửa đất của bà Nguyễn Thị Duyên. Ảnh: T.D

Cần giải quyết thỏa đáng khiếu nại liên quan đến đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng

(GLO)- Từ năm 2020 đến nay, một số hộ dân ở tổ 2 (phường Yên Thế, TP. Pleiku) đã nhiều lần kiến nghị vì cho rằng cơ quan chuyên môn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) chồng lên đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng gây ảnh hưởng đến việc đi lại và mất mỹ quan đô thị.