Văn hóa xếp hàng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Cây ATM đầu đường nhà tôi hầu như hoạt động hết công suất vào mỗi dịp cuối tuần. Vì cả đoạn đường dài chỉ có 1 cây ATM nên lượng người đến đây rút tiền thường khá đông. 
9 giờ sáng thứ bảy, khi đang đứng xếp hàng, tôi rất ngạc nhiên khi có 2 mẹ con dắt tay nhau lên chen ngang vào đầu hàng. Vậy nên mới xảy ra chuyện to tiếng của người đầu hàng với mẹ con họ. Nghe mọi người giải thích, người phụ nữ lớn giọng: “Ở đây không có biển xếp hàng, ai muốn đứng đâu thì đứng. Mẹ con tôi đang rất vội, không thể chờ được”.
Có hàng trăm lý do được đưa ra để biện minh cho hành động thiếu văn hóa của mình như: sợ trễ giờ, ngại chờ đợi, có việc gấp… Dường như nhiều người vẫn chưa có thói quen xếp hàng. Vậy nên mới có trường hợp chen ngang lên phía trước giữa dòng người dài dằng dặc đang chờ đợi dưới cái nắng, bất chấp cái nhìn bực dọc của người đang ở phía trước.
 Ảnh minh họa.
Văn hóa xếp hàng vừa là nét đẹp của đời sống con người vừa là một kỷ luật cần thiết để chúng ta gìn giữ nếp sống văn minh, tiến bộ. (Ảnh minh họa)
Tôi rất vui khi mỗi lần đưa đón con tới trường đều được chứng kiến hình ảnh cô giáo cho học sinh xếp hàng ngay ngắn trước khi vào lớp hoặc lúc ra về. Những đứa trẻ lớp 1 đứng theo hàng ngay ngắn, không chen lấn, xô đẩy dù nhìn ra ngoài cổng đã có ba mẹ đứng đó vẫy tay. Và không chỉ có lớp 1, việc làm này được hầu hết các đơn vị trường học thực hiện, nhất là bậc tiểu học và THCS. Tôi vẫn thường trả lời các ý kiến thắc mắc của cậu con trai lên 7 tuổi của mình, ví như: Tại sao lúc đi đổ xăng phải xếp hàng hả mẹ? Tại sao vào siêu thị cũng phải xếp hàng? Tại sao mình lại nhường ông cụ đi vào thang máy trước trong khi mình xếp hàng trước?… Trong khi trả lời, tôi vẫn thường khéo léo để con hiểu rằng, xếp hàng đúng vị trí, tôn trọng người xung quanh, những hành động ấy tuy nhỏ nhưng lại có ý nghĩa to lớn.
Sở dĩ văn hóa xếp hàng còn yếu trong cộng đồng chúng ta vì nhiều nguyên nhân mà đầu tiên và quan trọng nhất là ý thức của mỗi người. Thói ích kỷ, sự thiếu kiên nhẫn cùng tâm lý đám đông đã khiến hành vi này có “đất sống”. Vậy nên, mỗi chúng ta cần thực hiện việc xếp hàng khi ở nơi đông người, không nên có hành động chen lấn trước người khác. Văn hóa xếp hàng vừa là nét đẹp của đời sống con người vừa là một kỷ luật cần thiết để chúng ta gìn giữ nếp sống văn minh, tiến bộ.
MAI KA

Có thể bạn quan tâm

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.