Chợ đầu mối: Sự cần thiết và lời cảnh báo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ở mỗi địa phương trong nước, các chợ đầu mối vừa là nguồn tập trung hàng hóa, vừa là trung tâm phân phối hàng hóa tới tận các chợ truyền thống. Đó có thể coi là “chợ cái”  trong hệ thống chợ, làm nhiệm vụ điều tiết hàng hóa.

Sự cần thiết của chợ đầu mối là không phải bàn cãi, nhưng để nó hoạt động an toàn, hàng hóa, đặc biệt là thực phẩm, phải được truy xuất nguồn gốc rõ ràng, giá cả phải ổn định, thu hút được người sản xuất, nhất là nông dân mang hàng hóa “nhà trồng được” tới… Rồi chợ phải có hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống kho lạnh bảo quản hàng hóa, có một lực lượng quản lý chuyên nghiệp, có nội quy hoạt động rõ ràng minh bạch, quản lý an toàn thực phẩm và quản lý phương tiện giao thông ra vào thông suốt…

 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Những điều nêu ra ở trên đã thể hiện những lo lắng, những cảnh báo về nhiều bất cập trong hệ thống chợ đầu mối hiện nay, tất cả được đưa ra tại “Hội thảo quốc tế phát triển chợ đầu mối tại Việt Nam” do Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) tổ chức ngày 27-6 vừa qua tại Hà Nội. Hội thảo đã nêu nhiều vấn đề, cả những giải pháp để giải quyết những bất cập trong hệ thống chợ đầu mối ở nước ta. Nhưng từ hội thảo tới việc thực hiện những giải pháp ấy trong thực tế là cả một chặng đường không hề ngắn. Trong khi đó, các chợ đầu mối vẫn hoạt động hàng ngày và rất nhiều chuyện bức xúc vẫn cứ xảy ra.

Có một vấn đề cần được nhìn nhận thấu đáo về chợ đầu mối, đó là chợ bán buôn nhưng khả năng quản lý của các cơ quan chức năng lại rất hạn chế. Vì vậy, rất cần kêu gọi những tập đoàn, doanh nghiệp tư nhân có nghiệp vụ chuyên môn trực tiếp tham gia từ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất tới quản lý vận hành chợ đầu mối.

Chia sẻ kinh nghiệm phát triển chợ đầu mối ở các quốc gia tiên tiến, ông Ricardo Lopez Pietsch-đại diện Tập đoàn Mercasa (Tây Ban Nha) hiện sở hữu 23 chợ đầu mối tại Tây Ban Nha cho biết, một trong những thành công đáng chú ý nhất của Tập đoàn là đảm bảo sự hiện diện của nông dân tại các chợ bán buôn ở những vùng mà nông nghiệp là quan trọng, trong khu vực dành riêng cho các nhà sản xuất của Mercasa. Nhờ sự kết nối này mà nông dân sẽ hiểu rõ nhu cầu thị trường, sản xuất ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn.

Kết nối mật thiết giữa doanh nghiệp quản lý vận hành chợ và nông dân, đó là “đầu mối” cho hệ thống chợ đầu mối ở Việt Nam hoạt động, bảo đảm lợi ích của nông dân và doanh nghiệp, bảo đảm việc kiểm soát chất lượng hàng hóa, truy xuất nguồn hàng hóa chặt chẽ và tạo động lực cho phát triển nông nghiệp.

Những kinh nghiệm quản lý thành công chợ đầu mối của quốc tế là rất rõ ràng. Với Việt Nam, chỉ là lộ trình áp dụng như thế nào để đạt tới một chất lượng tương đương như vậy.

Đến hết năm 2017, cả nước có 8.539 chợ, trong đó có 83 chợ đầu mối, chiếm 0,97%. Trong số 83 chợ đầu mối này, phải thừa nhận một thực tế là có không ít chợ rất nhếch nhác vì xuống cấp, vì không được đầu tư cơ sở vật chất, vì thiếu sự quản lý chuyên nghiệp. Vậy mà 83 chợ này lại là đầu mối cung ứng hàng hóa cho hơn 8.000 chợ khác trong cả nước.

Chợ là chợ, siêu thị là siêu thị, nhưng nếu chợ đầu mối nhếch nhác thì hàng hóa không bao giờ đạt tới các chuẩn mực cần thiết, nhất là an toàn vệ sinh thực phẩm. Mà với người Việt Nam, chợ là kênh giao thương hàng hóa chính. Lời cảnh báo bắt đầu từ đó.

Thanh Thảo

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.