Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa và thể thao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hội đồng thẩm định có nhiệm vụ tổ chức thẩm định Quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa và thể thao thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo quy định của pháp luật về quy hoạch; cơ quan thường trực của Hội đồng là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định 1317/QĐ-TTg thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa và thể thao thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hội đồng thẩm định).

Hội đồng thẩm định có nhiệm vụ tổ chức thẩm định Quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa và thể thao thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo quy định của pháp luật về quy hoạch. Ảnh: Hoàng Ngọc

Hội đồng thẩm định có nhiệm vụ tổ chức thẩm định Quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa và thể thao thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo quy định của pháp luật về quy hoạch. Ảnh: Hoàng Ngọc

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà làm Chủ tịch Hội đồng. Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch làm Phó Chủ tịch Hội đồng.

Các thành viên Hội đồng, gồm: Đại diện lãnh đạo các Bộ: Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Tư pháp; Xây dựng; Tài nguyên và Môi trường; Quốc phòng; Công an; Ngoại giao; Giáo dục và Đào tạo. Đại diện lãnh đạo các cơ quan: Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam; Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Đại diện lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Hà Nội; TP. Hồ Chí Minh; Đà Nẵng; Cần Thơ; Lào Cai; Thừa Thiên-Huế; Lâm Đồng.

Các thành viên là Ủy viên phản biện gồm: PGS. TS Nguyễn Toàn Thắng, Nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; PGS.TS Vũ Đức Minh, Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Khoa giáo-Văn xã, Văn phòng Chính phủ; TS. Hoàng Minh Thái, Nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch; TS. Trần Đức Phấn, Nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch; TS. Vũ Thái Hồng, Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ thể thao, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam.

Tại Quyết định, cơ quan thường trực của Hội đồng là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch.

Hội đồng thẩm định có nhiệm vụ tổ chức thẩm định Quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa và thể thao thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo quy định của pháp luật về quy hoạch.

Theo đó, Hội đồng thẩm định hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm; chấm dứt hoạt động và tự giải thể sau khi Quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa và thể thao thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Có thể bạn quan tâm

Thăm “rừng tượng” làng Kép 1

Thăm “rừng tượng” làng Kép 1

(GLO)- Tồn tại qua nhiều thế hệ, khu nhà mồ làng Kép 1 (xã Ia Ly, tỉnh Gia Lai) là một trong những điểm đến của người dân và du khách khi muốn tìm hiểu về văn hóa của đồng bào Jrai. Cũng bởi nơi này có một “rừng tượng” được tạc từ đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân trong làng.

"Núi trên đất bằng"

"Núi trên đất bằng"

(GLO)- Tiến sĩ Hà Thanh Vân đã nhận xét Tiểu thuyết "Núi trên đất bằng" của Võ Đình Duy là một tác phẩm văn chương đầu tay ra mắt năm 2025, đánh dấu bước chuyển đầy bất ngờ từ một kiến trúc sư trẻ sống ở Gia Lai sang hành trình kiến tạo thế giới văn chương.

NHÀ THƠ ĐÀO AN DUYÊN: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

Nhà thơ Đào An Duyên: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

(GLO)- Với nhà thơ Đào An Duyên, đọc và viết chính là hành trình nuôi chữ. Trong hành trình ấy, chị chọn một lối đi riêng, chắt chiu xúc cảm, gửi tiếng lòng vào từng con chữ với niềm mong giữ lại những xanh tươi cuộc đời, từ đó góp thêm một giọng thơ giàu hương sắc cho văn chương Gia Lai.

BẢO TỒN CÁC KỊCH BẢN TIÊU BIỂU CỦA HÁT BỘI BÌNH ĐỊNH: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

Bảo tồn các kịch bản tiêu biểu của hát bội Bình Định: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

(GLO)- Hát bội Bình Định là một di sản văn hóa đặc sắc với nhiều vở tuồng kinh điển như: Sơn Hậu, Tam nữ đồ vương, Ngũ hổ Bình Tây, Hồ Nguyệt Cô hóa cáo (còn có tên khác là Chém cáo, Cổ miếu vãn ca) của Nguyễn Diêu, Trầm hương các, Diễn võ đình và Cổ thành… của Đào Tấn.

Mùa dã quỳ xanh lá

Mùa dã quỳ xanh lá

(GLO)- Những ngày này, dạo quanh các cung đường từ xã Đak Đoa về phường Pleiku, từ xã Bàu Cạn đi xã Ia Dom, thi thoảng, tôi gặp những vạt dã quỳ mướt xanh vươn mình đón gió. Lại thấy, mùa dã quỳ xanh lá ngân hoài một vẻ đẹp riêng.

Ông từ giữ đình cứu sống cây đa cổ thụ

Ông từ cứu sống cây đa cổ thụ ở An Khê đình

(GLO)- Vô tình bị lửa “thiêu”, cây đa cổ thụ phía sau An Khê đình (Khu di tích Tây Sơn Thượng đạo, phường An Khê) suy yếu dần, có nguy cơ bị chết. Với tinh thần trách nhiệm cao, ông Ngô Văn Đường-Câu đình (người trông giữ, hương khói đình làng) đã cứu sống cây đa này.

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Để chào đón thời khắc đặc biệt của đất nước, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ cao cả với vai trò, vị thế là cơ quan ngôn luận của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ mà người đứng đầu hệ thống Mặt trận đã tin tưởng giao phó; kể từ tháng 7.2025, Báo Đại đoàn kết ra mắt ấn phẩm Tinh hoa Việt bộ mới.
Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

(GLO)- Nếu như Tây Bắc có “tứ đại danh đèo”: Mã Pí Lèng, Ô Quy Hồ, Pha Đin, Khau Phạ thì vùng duyên hải miền Trung lên đại ngàn Tây Nguyên cũng có “ngũ danh đèo”: An Khê, Phượng Hoàng, Khánh Lê, Ngoạn Mục, Violak.

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

null