Chính phủ đối thoại với doanh nghiệp ô tô về Nghị định 116

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày 26-2, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng chủ trì cuộc họp liên quan đến việc thực hiện Nghị định 116 về ô tô.
Cuộc họp dự kiến có sự tham dự của đại diện Đại sứ quán các nước: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Liên minh Châu Âu; Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản, Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc, Phòng Thương mại Châu Âu cùng đại diện nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ô tô.
 Chính phủ đối thoại với doanh nghiệp ôtô về Nghị định 116. (Ảnh minh họa: Báo Chính phủ).
Chính phủ đối thoại với doanh nghiệp ôtô về Nghị định 116. (Ảnh minh họa: Báo Chính phủ).
VPCP đề nghị các tổ chức, doanh nghiệp nêu rõ những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện hai văn bản nói trên, đề xuất các giải pháp cụ thể xử lý khó khăn, vướng mắc; thông lệ quốc tế, kinh nghiệm của các nước liên quan đến vấn đề này.
Nghị định số 116/2017 quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô được ban hành ngày 17-10-2017. Sau khi ban hành, Nghị định đã nhận được những ý kiến phản hồi trái chiều từ phía các doanh nghiệp.
Đầu năm 2018, Bộ GTVT ban hành Thông tư 03 nhằm hướng dẫn Nghị định 116/2017 về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô ngoại nhập, có hiệu lực từ ngày 1/3/2018. Nhiều doanh nghiệp tiếp tục có ý kiến về Thông tư này.
Theo các phản ánh của doanh nghiệp, có 3 vấn đề lớn liên quan tới Nghị định 116 và Thông tư 03. Đó là quy định về giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại ô tô nhập khẩu được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài, quy định kiểm định theo từng lô đối với xe nhập khẩu và quy định về đường thử đối với hoạt động sản xuất ô tô.
Do ảnh hưởng của Nghị định này, mới đây một số hãng xe như Toyota và Honda tuyên bố tạm ngưng xuất khẩu xe tới thị trường Việt Nam.
Trước đó, hồi đầu tháng 2, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng, người phát ngôn của Chính phủ cũng đã giải đáp các vấn đề liên quan đến nhập khẩu ô tô và Nghị định 116. Trong đó 3 vấn đề về cấp giấy chứng nhận kiểu loại, kiểm định từng lô và đường thử. Trong đó, ông Mai Tiến Dũng cho hay nhiều vấn đề vẫn còn đang được xem xét.
Theo quy định, Thông tư hướng dẫn của Bộ GTVT sẽ có hiệu lực từ 1/3, nghĩa là chỉ còn vài ngày nữa, Thông tư này sẽ có hiệu lực thi hành.
PV (VOV)

Có thể bạn quan tâm

Phương pháp rang thủ công sẽ giữ lại vị ngọt, bùi và vị ngậy đặc trưng mà không loại hạt điều công nghiệp nào sánh bằng. Ảnh: Vũ Thảo

Giữ lại tinh túy trong từng hạt điều sẻ

(GLO)- Sản xuất theo phương pháp rang củi thủ công truyền thống, đa dạng hóa sản phẩm với nhiều hương vị mới lạ, một nhà sản xuất ở Gia Lai đang nuôi ước mơ đưa hạt điều địa phương với hương vị đặc trưng vươn xa.

Hợp tác xã bắt nhịp thời đại số

Hợp tác xã bắt nhịp thời đại số

(GLO)- Trong bối cảnh chuyển đổi số lan tỏa mạnh mẽ đến từng ngõ ngách đời sống, các HTX tại Gia Lai đang cho thấy sự năng động, nhạy bén khi mạnh dạn “lên sàn”, “lên sóng” để giới thiệu và bán sản phẩm qua các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, TikTok Shop, livestream Facebook.

Chị Rcom H’Sra ( bìa trái, buôn Rưng Ma Nin) làm thủ tục vay vốn tại điểm giao dịch xã Ia Rbol. Ảnh: Vũ Chi

Hiệu quả của điểm giao dịch xã trong hoạt động tín dụng chính sách ở Ayun Pa

(GLO)- Với phương châm “Phục vụ tại nhà, thu nợ, giải ngân tại xã”, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng mạng lưới điểm giao dịch tại tất cả các xã, phường, giúp người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi nhanh chóng, thuận tiện.

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng chính sách

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng chính sách

(GLO)-Trong 6 tháng đầu năm 2025, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Gia Lai đã đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất và đời sống của người dân trên địa bàn. Xung quanh vấn đề này, P.V Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn ông Lê Văn Chí-Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh.

null