Chiếc cũi bếp

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Hồi trước, ở quê tôi, nhà nào cũng có cũi bếp (chạn bát). Đây là một trong những vật dụng thiết thân cho sinh hoạt bếp núc: bên hông có ống, khe dùng để giắt dao, đũa.

Tầng dưới của cũi bếp lộ thiên để rổ rá, chén bát. Tầng giữa thường đóng kín; dùng cất xoong nồi hoặc những thực phẩm khô. Tầng trên là ngăn quan trọng nhất, dùng bảo quản thức ăn nấu chín để tránh sự “xâm phạm” của chó, mèo, chuột, kiến, ruồi… Phần này cần thoáng khí để thức ăn lâu thiu nên mặt trước và hai bên thường được bọc bằng lưới sắt thông gió.

Vậy nhưng, chiếc cũi bếp của gia đình tôi lại không có lưới. Thay vào đó, những mặt thông khí được đan bằng tre cật già vót nhẵn theo kiểu đan phên. Đan dày, nhưng dày tới mức nào thì cũng chỉ có thể ngăn tới… chuột là hết. Kiến thì không lo: 4 chân cũi, mẹ đã lót bằng 4 chén mẻ đựng nước. Còn lại, những loài như gián, ruồi… đành chịu thua. Nói là vậy chứ thực tế cũng tương đối ổn.

Minh họa: Huyền Trang

Minh họa: Huyền Trang

Nhà nghèo. Thường bữa ăn chỉ có nồi cơm, xoong canh và mẻ cá kho. Chiếc cũi rộng rinh nên ăn trưa xong, nếu cơm cá còn thừa thì cứ bưng chất hết vào cũi. Bao giờ mẹ cũng nấu cơm hơi dư, phòng xa việc lũ nhỏ nửa buổi đói bụng có cái ăn. Mấy anh em chúng tôi đang chơi ngoài ngõ mà chạy vào kêu đói, thế nào mẹ cũng bảo: Đói thì xuống bếp lục cũi! Lâu dần thành quen, đến độ câu “Xuống bếp lục cũi” đã trở thành lời nói cửa miệng của mọi thành viên trong gia đình.

Sau này thì không chỉ cơm, cá mà cả những thức ăn khô như bánh tráng cũng đều được cất vào cũi. Còn nữa, đi chợ, đi đám giỗ chạp về có ít món ăn vặt thì mẹ cũng tiện tay cất luôn vào cũi. Vậy nên, mỗi lần chạy chơi đâu về, theo thói quen, tôi luôn chạy thẳng “xuống bếp lục cũi”, dòm ngược dòm xuôi coi thử có món gì… mẹ giấu bên trong. Vớ được quả xoài, ổi, chuối, chiếc bánh… đương nhiên quá vui. Không có thì bới chén cơm nguội gắp miếng cá kho ăn đỡ. Với trẻ con, cái sự ăn luôn là chuyện… cực kỳ quan trọng. Vậy nên chiếc cũi bếp trong tâm thức tuổi thơ hệt như một vật kỳ diệu, chỉ cần “úm ba la mở cửa ra” là sẽ lập tức có thức món thỏa mãn cơn đói.

Chiếc cũi ấy đã mục nát lâu rồi, chỉ còn là hoài niệm ấu thơ mãi thành ký ức không quên. Sau này, lúc thành gia thất, ra ở riêng, tôi cũng thuê người đóng cho gia đình nhỏ của mình một chiếc cũi bếp, hình dáng tựa như chiếc cũi ngày nào của mẹ. Chiếc cũi ấy tới giờ tôi vẫn giữ, ngay ngắn đứng một góc bếp, cho dù giờ đã có thêm tủ lạnh, khiến công dụng bảo quản thức ăn của chiếc cũi không còn nhiều. Con cái chê xấu, đòi đem bỏ nhưng tôi không cho, rồi bảo, đây là vật gợi nhớ thương về tuổi thơ, ba muốn giữ lại, để nhắc nhớ về một thời gian khó.

Có thể bạn quan tâm

Chênh chao mùa về

Chênh chao mùa về

(GLO)- Những ngày này, mưa dường như đã ngừng rơi. Khoảng mênh mông bao la chờn vờn mây trắng bỗng trở thành phông nền cho bức tranh thiên nhiên vời vợi nắng. Gió cũng đã thao thiết trở mùa.

Chiếc áo ấm cũ

Chiếc áo ấm cũ

Mấy ngày nay trời trở lạnh. Mẹ lúi húi dọn tủ đồ, rồi lấy ra chiếc áo len đã cũ, phần ống tay đen nhẻm, lại còn bị bung chỉ một đoạn. Thay vì bỏ đi, mẹ vuốt ve rồi lấy kim chỉ ra khâu khâu vá vá.

Về trong tiếng gió

Về trong tiếng gió

(GLO)- Nhiều khi, tôi thấy gió thổi trống không phía sau lưng mình. Thời gian vừa thoáng như chồi biếc đã thấy lá vàng, chẳng để lại gì nhiều nhưng đủ gợi những vời vợi nhớ thương trong cuộc đời.

Vệt phố

Vệt phố

(GLO)- Nương náu phố núi hơn 40 năm ròng nhưng hình như tôi chưa kịp hiểu hết những ngõ ngách thẳm sâu trong lòng phố.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Thương những tàn phai

(GLO)- Giao mùa, khi làn gió mang hơi lạnh ào qua, những chiếc lá khô bứt khỏi cành rơi lả tả. Một chiếc lá rơi, một cánh hoa tàn, một buổi chiều nhạt nắng tạo nên khung cảnh tịch liêu với vẻ đẹp rất riêng. Có người bảo đó là cái đẹp của sự tàn phai.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Bữa cơm ngoài đồng

(GLO)- Tôi sinh ra từ làng, lớn lên cùng cánh đồng mỗi năm 2 vụ chính. Thuở ấu thơ, tôi và cánh đồng cùng đi qua những mùa mưa nắng, cùng đằm vị mồ hôi chát mặn của cha mẹ và niềm vui lan tỏa của những bữa cơm ngoài đồng.

“Có nỗi nhớ không mang tên”

“Có nỗi nhớ không mang tên”

(GLO)- Chiếc xe khách lướt êm trên quốc lộ 14 uốn lượn theo những hàng thông. Mặt trời đã ở phía sau lưng, hoàng hôn lộng lẫy dát vàng lên những tàng cây cao vút. Khi bước chân tôi chạm vào vùng đất đỏ bazan thì sương mù cũng vừa bảng lảng.

Cá đồng mùa lụt

Cá đồng mùa lụt

(GLO)- Ở quê tôi, gia đình nào cũng có những bộ đồ nghề đánh bắt cá, chủ yếu là tự làm bằng tre nứa như: nơm, đó, lờ, ống lươn, rớ, đăng, cần câu, chà (chà di)… Ngay từ nhỏ, tôi đã được cha và chú dạy cách đan một số dụng cụ đánh bắt cá nước ngọt.

“Mưa trên biển vắng”

Mưa trên biển vắng

(GLO)- Tôi biết mình mãi là người của núi, nhưng thi thoảng trong giấc mơ mùa hạ, tôi lại nghe tiếng sóng vỗ nhòa vào mỏm đá xa xưa. Như thể tự kiếp nào, tôi đã bỏ quên ở biển thứ gì đó thẫm xanh, để bây giờ, không thể khác hơn, tôi luôn bị xâm chiếm bởi một nỗi nhớ biển.
Như cau trước bão

Như cau trước bão

(GLO)- Lúc gia đình tôi chuyển về nơi ở mới, ngay trước cửa đã có hàng cau thẳng tắp. Cây nối nhau, cao tầm hơn chục mét, như chiếc lược lớn chải vào mây trời.

Trăng ngọc ngà

Trăng ngọc ngà

Non đêm, mấy người đàn ông trung niên trong xóm tụ lại trước sân nhà Minh, chơi cờ giết thời gian, ca hát góp vài tiếng lao xao chờ đón trăng lên. Trong đám người lao xao đó có vợ chồng Thụy.
Mây ngũ sắc…

Mây ngũ sắc…

Bà ơi bà! Giá mà bà cháu mình được ngồi đung đưa trên vầng trăng lưỡi liềm kia thì vui phải biết. Hai bà cháu mình ngắm mây bay luồn qua những kẽ ngón chân. Thò tay xuống nhón mây chỗ này thả ra chỗ kia. Nặn lại mấy vầng mây hình thù xấu xí kia thành hình bông hoa, con cún.
Lời sóng vỗ

Lời sóng vỗ

(GLO)- Biển trong mắt người gắn mình với xứ núi hơn 40 năm luôn là một điều bí ẩn. Có lẽ vì thế nên những lần đắn đo lựa chọn điểm đến cho những kỳ nghỉ ngắn hoặc dài ngày, nơi có biển vẫn luôn là ưu tiên.
Nhớ những mùa vàng

Nhớ những mùa vàng

(GLO)- Những mùa lúa vàng trĩu bông thơm mùi rơm rạ là hình ảnh đã ăn sâu vào ký ức bao thế hệ người Việt, đặc biệt là những người lớn lên ở thôn quê.
Thơm thảo mùa thu

Thơm thảo mùa thu

(GLO)- Một buổi chiều thu, giữa người xe phố phường giăng mắc, tôi chợt thấy bên vỉa hè một chị hàng rong lặng lẽ bày ra những quả hồng. Những quả hồng chín ửng căng bóng, màu cam đỏ pha chút thẫm xanh dịu mắt được xếp vào chiếc mẹt tre.