Chiếc cối xay lúa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Vào thập niên 50-60 của thế kỷ trước, một trong những vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình làm nông chính là chiếc cối xay lúa.

Hồi đó, ba tôi chuyên đóng cối xay lúa cho bà con lối xóm. Vì vậy, chiếc cối xay lúa đã trở nên thân thuộc với tôi.

Chiếc cối xay lúa. Ảnh: ĐNO

Chiếc cối xay lúa. Ảnh: ĐNO

Cối được làm từ những thanh tre cật. Để hoàn thành một chiếc cối, ba tôi phải mất ít nhất nửa tháng. Những chiếc nan tre được ba vót cẩn thận, đan thành tấm phên rồi cuốn thành vòng tròn với đường kính chừng 30 cm, cao khoảng 15 cm để làm thớt trên của cối. Thớt dưới cũng có đường kính như vậy nhưng cao chỉ 10 cm. Thớt trên gắn thêm 2 chiếc tai cối đối xứng nhau có khoét lỗ để gắn giàn xay.

2 thớt được đổ đầy đất sét đã rây mịn, trộn nhuyễn với tro, trấu và muối. Những thanh tre già bằng 2 ngón tay đóng sâu vào đất sét, ngang dọc chéo nhau để làm răng cối. Riêng thớt trên được khoét giữa lòng cối một chiếc lỗ hình phễu thủng xuống đáy để đổ lúa. Vòng ngoài cối được trét một lớp đất sét trộn phân trâu bò, lá râm bụt cho vừa dẻo. Khi làm xong 2 thớt cối phải để trong chỗ mát khoảng 2 tuần cho đến khi đất bên trong khô cứng thì mới sử dụng được.

Ngoài ra, cả 2 thớt gắn vào nhau để khi xay không trượt bằng một đoạn gỗ cắm đứng ở trung tâm gọi là ngõng cối, bệ đỡ bao quanh cối hứng gạo trấu xay ra gọi là mông cối. Tất cả được đặt trên chiếc giá gỗ hoặc thân tre già hình vuông có 4 chân.

Khi xay, dùng một thanh gỗ tròn một đầu hình chữ T, đầu kia hình chữ L móc vào tai cối gọi là giằng xay. Người đứng xay cầm vào đầu chữ T cột một sợi dây lên trần nhà để định vị chiều cao người xay. Khi kéo xoay vòng tai cối để lúa xuống kẹt vào các răng cối bóc vỏ nhả gạo, trấu ra đổ xuống nia. Sau đó, đưa ra sàng sảy cho bớt trấu, gằn lấy thóc đem bỏ chung với mẻ lúa mới để xay lại, còn gạo đưa vào cối giã để tách hết lớp vỏ trấu còn sót lại và làm cho gạo trắng thêm.

Thời đó, cả huyện An Khê mới có chừng vài nhà máy xay. Mỗi lần gánh lúa đi xay phải mất cả ngày, vậy mà về cũng chỉ dùng được 3-4 ngày là hết gạo. Vì vậy, chiếc cối xay thủ công, cối giã và các dụng cụ như giần sàng đều có sẵn trong nhà.

Cứ 4 giờ sáng là má và chị tôi phải thức dậy để xay, giã gạo kịp nấu bữa sáng cho cả gia đình. Tiếng cối xay, tiếng giã gạo, tiếng sàng sảy làm tôi cũng thức giấc để rồi lại ngồi co ro bên chiếc đèn dầu leo lét, nhìn chị và má làm việc. Những giọt mồ hôi dính từng mảng tóc trên mặt, trên tóc nhưng chị vẫn luôn nở nụ cười tươi rói.

Má tôi cười bảo: “Ráng làm có lúa để giã là mừng lắm rồi!”. Không phải riêng nhà tôi mà cả xóm cứ đúng 4 giờ sáng là tiếng giã gạo xay lúa hòa lẫn tiếng lốc cốc mõ trâu bò bắt đầu đi ra đồng gặm cỏ để kịp mặt trời vừa ửng lên là bắt đầu ngày làm việc mới.

Mãi đến đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, xã tôi mới có nhà máy xay nhưng cũng chỉ ngày xay, ngày nghỉ vì ít lúa. Vậy nên, chiếc cối xay và chiếc cối giã cũng vẫn là nông cụ quen thuộc của mỗi gia đình.

Sau ngày thống nhất đất nước, quê tôi thành lập hợp tác xã, có cánh đồng lúa nước, các phương tiện sản xuất đều cơ giới hóa. Các đội sản xuất đều có máy xay xát lúa, mì, máy đánh bóng gạo. Từ đó, chiếc cối xay lúa nhà tôi để trong mái hiên nhà lâu ngày trở nên quên lãng nên đã bị mục rã, hư hỏng. Đến nay, ở xóm cũng không còn ai biết làm cối xay.

Có thể bạn quan tâm

Con đường tuổi thơ

Con đường tuổi thơ

(GLO)- Nếu nhắm mắt lại và nhớ về những kỷ niệm tuổi thơ tôi thì những tia nắng ấm áp sẽ lại chiếu rạng tâm hồn, đưa tôi quay về gốc cây của những ngày xưa cũ.
Ngõ nhỏ

Ngõ nhỏ

(GLO)- Tôi lạc mãi vào những vòng vèo uốn lượn, trong một buổi chiều trung du đầy nắng. Những con ngõ nhỏ với dốc lên dốc xuống, những bờ đá cũ xưa rêu xám phủ lên nắng chiều khiến tôi có cảm giác mình không còn thuộc về thời hiện tại. Và cây lá cứ theo nắng mà ngời lên.

Trở về không hẹn trước

Trở về không hẹn trước

Hôm nay tôi nhận được tin nhắn vào chiều muộn: dì chủ nhà đã mất từ mấy hôm trước vì đột quỵ. Tôi gấp vội vài bộ áo quần, đáp chuyến xe muộn ra sân bay, mua vé đi TP HCM. Một sự trở về không hẹn trước
Mưa về gợi nhớ nẻo đường Krong

Mưa về gợi nhớ nẻo đường Krong

Nhắc đến Tây Nguyên, hình ảnh “những con đường đất đỏ, lượn vòng trên cao nguyên” trong ca khúc “Tình ca Tây Nguyên” của nhạc sĩ Hoàng Vân lại hiện về trong mỗi chúng ta. Với một người đi công tác nhiều như tôi thì mùa mưa và những con đường luôn ăm ắp trong miền nhớ.
Đi xa thành phố

Đi xa thành phố

(GLO)- Bấy lâu nay cứ miệt mài trong guồng quay cơm áo gạo tiền với bộn bề công việc mà quên mất rằng ta cũng cần có những giây phút dành cho riêng mình.
Bà tôi

Bà tôi

(GLO)- Từ nhỏ, mấy anh chị em tôi sống cùng bà ngoại. Mắt chỉ nhìn thấy ánh sáng mờ mờ nhưng việc gì bà cũng làm được. 5 anh chị em tôi do một tay bà chăm sóc, dạy dỗ. Nhờ vậy mà nếp sống của bà đã trở thành một phần thói quen của anh chị em tôi.
Tây Nguyên trong tôi

Tây Nguyên trong tôi

(GLO)- Tôi về làng vào một ngày có nắng. Bước chân đưa tôi qua từng con đường nhỏ được thảm nhựa sạch sẽ, những tán cây xanh tỏa bóng mát dịu dàng, chan chứa cả khung trời bình yên. Vừa đi vừa ngẫm ngợi, tôi càng yêu mến những con người thật thà, chất phác, phóng khoáng nơi đây.
Tuổi thơ thương nhớ

Tuổi thơ thương nhớ

(GLO)- Tuổi thơ tôi không có những trò chơi hiện đại như game, chat hay xem phim ảnh từ máy tính, ti vi, điện thoại. Vậy nên, vào kỳ nghỉ hè, tôi được trở về với ruộng vườn thôn dã.
Lưu luyến mùa xa

Lưu luyến mùa xa

(GLO)- Những ngày này có lẽ thật nhiều cảm xúc đối với các thầy cô và lớp lớp học trò, nhất là học sinh cuối cấp. Sau 9 tháng miệt mài học tập và rèn luyện dưới mái trường thân thương cùng bè bạn, giây phút chia tay đã đến cùng bao cảm xúc.
Bâng khuâng trường cũ

Bâng khuâng trường cũ

(GLO)- Tôi bước qua tuổi học trò đã hơn 20 năm, đi qua bao thăng trầm của cuộc sống, cũng đã học thêm nhiều lớp sau đại học. Nhưng với tôi, những năm tháng cùng bạn bè đi qua bậc THPT là quãng thời gian vô tư và tươi đẹp nhất.
Điều quý giá nhất

Điều quý giá nhất

Cúp điện lúc nửa đêm. Trong căn phòng đóng kín cửa, điều hòa tắt, chẳng còn bất cứ luồng gió nào có thể len lỏi vào, anh cảm giác như mình sắp chết ngạt nếu điện không có trở lại kịp.
Mùa xoài chín

Mùa xoài chín

(GLO)- Về Ayun Pa mùa này, chúng ta thường bắt gặp những chiếc xe máy có gắn 2 cái sọt phía sau, còn người lái xe thì cầm theo chiếc sào kẹp bên hông xuôi xuôi ngược ngược. Đó là những người đi hái xoài chín.
Dưới bóng cội xanh

Dưới bóng cội xanh

(GLO)- Chẳng cứ những ngày nồm oi bức mà ngay trong cả những tiết thu gió hanh, cả khi mưa giăng mờ rẩy run cành lá, tôi cũng không quên dành riêng một góc hồn tình tự với cội cây.