Chỉ số giá tiêu dùng cả nước tháng 4 giảm 0,34% so với tháng 3-2023

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4-2023 giảm 0,34% so với tháng 3-2023 (khu vực thành thị giảm 0,41%; khu vực nông thôn giảm 0,27%). Trong đó 7 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm, 4 nhóm hàng có chỉ số giá tăng.

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 4 tháng đầu năm 2023 tăng 3,84% so với cùng kỳ năm 2022, chủ yếu do chỉ số giá nhóm giáo dục, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng, nhóm văn hóa, giải trí và du lịch, giá các mặt hàng thực phẩm, giá điện sinh hoạt, giá gạo trong nước tăng.

Mua đồ lưu niệm tại quầy bán đồ lưu niệm hồ Lăk, huyện Lăk, tỉnh Đak Lak. Ảnh: Huỳnh Lê

Mua đồ lưu niệm tại quầy bán đồ lưu niệm hồ Lăk, huyện Lăk, tỉnh Đak Lak. Ảnh: Huỳnh Lê

So với cùng kỳ năm 2022, CPI tháng 4-2023 tăng 2,81%. So với tháng 12-2022, CPI tháng 4-2023 tăng 0,39%.

Tổng cục Thống kê chỉ ra trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 7 nhóm hàng giảm giá so với tháng trước; 4 nhóm hàng tăng giá (xem sơ đồ).

Nguồn: Tổng cục thống kê

Nguồn: Tổng cục thống kê

Cũng theo Tổng cục Thống kê, lạm phát cơ bản tháng 4-2023 tăng 0,13% so với tháng trước, tăng 4,56% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 4 tháng đầu năm 2023, lạm phát cơ bản tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2022, cao hơn mức CPI bình quân chung (tăng 3,84%).

Nguyên nhân chủ yếu do bình quân giá xăng dầu trong nước 4 tháng đầu năm 2023 giảm 12,22% so với cùng kỳ năm trước, giá gas giảm 6,73% là yếu tố kiềm chế tốc độ tăng của CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.

Có thể bạn quan tâm

Ảnh: V.T

Sôi động thị trường bán lẻ trong dịp lễ

(GLO)- Kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 kéo dài tới 5 ngày, là dịp để người dân nghỉ ngơi, vui chơi, mua sắm và cũng được xem là cơ hội lớn kích cầu tiêu dùng. Từ các cửa hàng đến siêu thị, không khí mua sắm khá nhộn nhịp với nhiều chương trình ưu đãi, giảm giá sâu.

Mở rộng không gian tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Mở rộng không gian tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

(GLO)- Cùng với mở rộng hệ thống phân phối truyền thống, việc phát triển các kênh bán hàng trực tuyến đang là giải pháp chiến lược nhằm mở rộng không gian tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Đây cũng là nền tảng thúc đẩy sản xuất bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hóa địa phương.