Chao liệng cùng diều Huế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Lâu nay, Huế vốn nổi tiếng cả nước về nghệ thuật chơi diều bởi nét tài hoa, tinh tế. Nhưng có tận mắt nhìn thấy những cánh diều chao liệng trên bầu trời cố đô mới hiểu vì sao Huế dẫn đầu về thú chơi tao nhã này.
Hè đến, hầu như không chiều nào Quảng trường Ngọ Môn (TP. Huế) ngớt người, từ trẻ con đến người già. Người ta đến thả diều và hóng mát; có người đưa cả gia đình con cái theo, trải bạt ngồi… ngóng lên trời và không khỏi ngưỡng mộ, xuýt xoa về vẻ rực rỡ, tự do của những cánh diều đang bay chấp chới cùng tài nghệ của những người đã tạo ra chúng. 
Những “kiệt tác diều”
Đến Huế, nhất là trong dịp Festival Huế 2010 vừa qua, mới biết diều không chỉ là thú chơi đơn thuần mà còn là đẳng cấp. Không có chỗ cho diều nhựa Trung Quốc (đang bán tràn lan vì giá rẻ và vì vẻ sặc sỡ bắt mắt); mỗi cánh diều ở đây đều là một “công trình nghệ thuật” kỳ công.
Các nghệ nhân chăm chút cho những cánh diều tại Festivak Huế 2010. Ảnh: P.D
Các nghệ nhân chăm chút cho những cánh diều tại Festival Huế 2010. Ảnh: P.D
Phổ biến nhất là diều công, phượng, bướm, đại bàng, diều hâu…, có con sải cánh đến 2-3m với bộ áo phủ sơn dầu lộng lẫy. Diều hâu, đại bàng được tỉ mỉ sơn bằng những gam màu nóng, mạnh; trái lại chim công, chim hạc khoác bộ cánh đằm hơn bằng những gam màu chủ đạo nhẹ nhàng, trung tính. Tất cả đều tinh tế trong từng đường nét, chi tiết. Kể cả những con vật mà trước nay… chưa từng được bay như cá vàng, gà trống cũng được thỏa nguyện  khi hóa thân thành diều.
Nhưng long diều mới là niềm tự hào lớn nhất của các nghệ nhân xứ Huế. Diều có chiều dài thân mình đến 70 hoặc 100m được kết bằng lớp lớp những tấm vải tròn căng bằng tre, thường được sơn màu đỏ hoặc cam. Chiếc đầu rồng bệ vệ, uy dũng “lãnh đạo” tấm thân dài miên man đó. Điều mà nhiều du khách thắc mắc là làm cách nào để long diều có thể bay lên với chiếc đầu nặng dễ đến gần cả kí lô như thế? Câu trả lời được nghệ nhân Nguyễn Văn Cư, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Diều Huế, “bật mí”: Thả diều rồng phải chờ những ngày gió lớn; khi thả thì phải có 2-3 người hỗ trợ, kế đó thả phần đuôi trước, khi phần đuôi bay lên được thì sẽ kéo phần đầu bay theo sau. Và khi long diều “tung hoành” ngang dọc trên bầu trời thì những loại diều khác phải mau mau tránh ra xa kẻo mang họa vì… vướng dây.
Các nghệ nhân xứ Huế còn tự hào vì những “kiệt tác diều” khác liên quan đến chuyện cổ tích hoặc giai thoại như: Đại bàng cắp công chúa, Chèo bẻo đánh quạ. Những cánh diều không chỉ thỏa sức bay mà còn “kể lại” một câu chuyện thông qua tài nghệ điều khiển của người chơi ở bên dưới. Chính vì thế, nhiều người ví thú chơi diều của Huế là nghệ thuật múa rối trên không. Chưa hết, nếu du khách thấy cảnh tượng hàng chục con diều cánh cung rực rỡ với những chiếc đuôi tha thướt cùng bay lượn nhịp nhàng trên 1 trục như trong một bài múa đồng diễn thì cũng đừng vội ngạc nhiên: Đó chính là diều phướn.
Long diều-niềm tự hào của các nghệ nhân xứ Huế. Ảnh: P.D
Long diều- niềm tự hào của các nghệ nhân xứ Huế. Ảnh: P.D
Nâng tầm trò chơi dân gian thành nghệ thuật
Nghệ nhân Nguyễn Văn Cư kể lại: Không ai biết nghệ thuật chơi diều Huế có từ khi nào, nhưng ngay cả trong chiến tranh Huế vẫn giữ được môn nghệ thuật đi lên từ trò chơi dân gian này. Năm 1973, ở Huế có phong trào chơi diều mang tên Cầu Phong (sau này đổi tên thành Hội Thừa Phong) với 10 thành viên, nhưng hội này chỉ duy trì được 2 năm sau đó. Mãi cho đến năm 1983, các nghệ nhân tâm huyết  mới có cơ hội tập hợp lại và ra mắt Câu lạc bộ diều Huế và tiếp tục hoạt động cho đến nay.
Hiện Câu lạc bộ diều Huế có hơn 20 hội viên tuổi đời từ 14 đến 60; tất cả những ai mê nghệ thuật diều Huế đều có thể tham gia học miễn phí. Bằng cách đó, hàng chục năm nay diều Huế vẫn giữ được truyền thống và ngày càng được nâng cánh bay, vượt ra khỏi biên giới quốc gia. Năm 1992 là mốc thời gian đáng nhớ đánh dấu sự kiện lần đầu tiên các nghệ nhân Huế được mời trình diễn nghệ thuật thả diều tại Liên hoan Văn hóa Pháp- Việt; năm 1994, Hiệp hội Diều Quốc tế đã kịp nghe tiếng và mời các nghệ nhân Huế tham dự Liên hoan Diều Quốc tế Diepe (Pháp), tiếp đó là liên tiếp các lời mời biểu diễn tại Canada, Pháp, Thái Lan… Bằng sự sáng tạo và nghệ thuật trình diễn độc đáo, Chủ nhiệm Câu lạc bộ diều Huế lúc bấy giờ là ông Nguyễn Văn Bê và anh trai là Nguyễn Văn Hy đã được kết nạp chính thức làm thành viên của Hiệp hội Diều Quốc tế.
Diều phướn dài tít tắp đồng diễn trên nền trời. Ảnh: P.D
Diều phướn dài tít tắp đồng diễn trên nền trời. Ảnh: P.D
Chia sẻ đôi điều về nghệ thuật làm diều, ông Cư cho hay: Diều được làm bằng vải xoa, sơn bằng sơn dầu và bột màu luy-mi-nơ (cho màu bền, đẹp). Trung bình mỗi chiếc diều có giá từ 200-800 ngàn đồng, riêng long diều thì ngoại lệ: 3,5-4 triệu đồng/chiếc. Bởi lẽ, chỉ với những con diều bình thường nghệ nhân đã mất đến 2 ngày mới hoàn thành thì long diều khiến người ta phải bỏ công miệt mài suốt 1 tháng trời ròng rã. Song cái khó của nghệ thuật làm diều Huế nằm ở chỗ: Để vót nan tre và uốn thành hình thì dễ, nhưng vẽ diều thì đòi hỏi phải có năng khiếu về hội họa. “Mấy anh không biết gì về vẽ thì khó mà thành nghệ nhân được”- ông Cư nói bằng kinh nghiệm mấy mươi năm trong nghề. Quả vậy, từng nét vẽ tài hoa với màu sắc hài hòa sẽ nâng cánh diều lên thành một công trình nghệ thuật; ngược lại sẽ phá hỏng vẻ đẹp và tước đi ít nhiều cơ hội được bay lên của cánh diều.
Sự tưởng tượng phong phú, khả năng sáng tạo tuyệt vời, nghệ thuật trình diễn độc đáo của các nghệ nhân xứ Huế đã giúp diều Huế trở thành điểm nhấn văn hóa không chỉ của đất cố đô mà còn của Việt Nam; đưa du khách và người thưởng ngoạn đến một chân trời khác của sự ngơi nghỉ và tự do.
Phương Duyên



Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.