Chăn dê trên núi, người đàn ông ở Bình Định tình cờ phát hiện cổ vật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Chiều 10.7, lãnh đạo Bảo tàng Bình Định đã trao giấy khen của Giám đốc Sở VH-TT Bình Định cho 2 cá nhân ở H.Tuy Phước vì đã có thành tích hiến tặng cổ vật cho Bảo tàng Bình Định để trưng bày.

2 cá nhân được trao giấy khen gồm: ông Lê Thanh Độ (ở thôn Luật Chánh, xã Phước Hiệp) và ông Lưu Đình Duy (ở thôn Phụng Sơn, xã Phước Sơn) cùng thuộc H.Tuy Phước (Bình Định).

Ông Lê Thanh Độ là hậu duệ đời thứ 6 của cụ Lê Đại Cang - một danh nhân người Bình Định. Vào tháng 3.2024, ông Lê Thanh Độ đã mời đại diện Bảo tàng Bình Định đến nhà từ đường họ Lê ở thôn Luật Chánh để tiếp nhận cổ vật gia tộc hiến tặng là chiếc cối đá cổ và một chiếc ghế cổ, mặt ghế được ốp đá rất tinh xảo.

Trao tặng giấy khen cho hậu duệ đời thứ 6 của danh nhân Lê Đại Cang

Trao tặng giấy khen cho hậu duệ đời thứ 6 của danh nhân Lê Đại Cang

Ông Lê Thanh Độ cho hay, theo lời các cụ cao niên truyền lại, chiếc cối đá và ghế gỗ là những kỷ vật gắn liền với đệ thất thế tổ Lê Đại Cang. Chiếc cối đá được con cháu nhiều đời liên tục sử dụng giã gạo, quết bột làm bánh ít, quết thịt làm chả nem, gắn bó thân thiết trong sinh hoạt của gia tộc. Còn chiếc ghế cổ vẫn được trưng bày tại phòng thờ của nhà từ đường, cùng với những hiện vật khác, như bộ tràng kỷ, hệ thống liễn đối, các sắc phong…

Cũng trong tháng 3.2024, Bảo tàng Bình Định được anh Lưu Đình Duy hiến tặng một bức phù điêu Champa làm bằng sa thạch. Phù điêu trang trí một nam thần mặc sampot ngồi xếp bằng trong vòm khung hình lá đề, cao 46 cm, rộng 60 cm.

Anh Duy kể: "Chiều 23.3, tôi chăn thả dê tại khu vực dưới chân núi phía sau Trường THCS số 1 Phước Sơn (H.Tuy Phước) thì phát hiện một khối đá nằm úp mặt dưới đất. Tôi đến lật khối đá ra thì thấy đây là một phù điêu Champa nên mang về nhà. Sau đó, tôi có chụp ảnh đưa lên các nhóm nghiên cứu Champa trên Facebook để hỏi xuất xứ, có người đã hỏi mua phù điêu này với giá cao nhưng tôi không bán. Bởi tôi cũng tìm hiểu và biết lịch sử, văn hóa Bình Định nổi tiếng với hệ thống tháp Chăm, phù điêu Champa, nên đã quyết định liên hệ hiến tặng cổ vật này cho Bảo tàng Bình Định để bảo tồn, giữ gìn, phát huy giá trị".

Bức phù điêu Champa làm bằng sa thạch được hiến tặng cho bảo tàng

Bức phù điêu Champa làm bằng sa thạch được hiến tặng cho bảo tàng

Những hiện vật tiếp nhận sẽ được Bảo tàng Bình Định hoàn thiện hồ sơ dữ liệu, nhập kho theo quy định, đồng thời lên kế hoạch trưng bày để phục vụ công chúng. Ông Bùi Tĩnh, Giám đốc Bảo tàng Bình Định, cho biết: "Chúng tôi rất trân quý với nghĩa cử hiến tặng hiện vật cho bảo tàng của các cá nhân nêu trên nhằm góp thêm sự đa dạng, phong phú nguồn tư liệu, hiện vật trưng bày cho bảo tàng; qua đó đã góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, di sản văn hóa của quê hương Bình Định".

Có thể bạn quan tâm

Chất trữ tình trong trường ca Xing Chơ Niếp

Chất trữ tình trong trường ca Xing Chơ Niếp

(GLO)- Trường ca Xing Chơ Niếp của dân tộc Ê Đê được sưu tầm ở vùng Krông Pa (cũng có người cho rằng đây là trường ca của người Bahnar Chăm ở Krông Pa) từ những năm 80 của thế kỷ trước, cùng thời với H’mon Đăm Noi của người Bahnar được sưu tầm ở vùng Kông Chro ngày nay.
Thương lắm, nhà Rông…

Thương lắm, nhà Rông…

Đó là một trong những ngôi nhà Rông cổ và đẹp nhất nhì xứ này còn giữ lại hầu như nguyên vẹn ét xưa cũ trên cao nguyên. Nhưng ngọn lửa đã đốt trụi những gì tinh túy nhất của làng. Ngọn lửa bốc lên cháy rực bỏng rát trong tim của mỗi người làng một nỗi đau nhưng nhức.
Báo ân trọn vẹn mùa Vu Lan

Báo ân trọn vẹn mùa Vu Lan

Nói đến Vu Lan chính là nói đến tinh thần báo hiếu báo ân, tinh thần cứu độ của đạo Phật. Nhưng báo hiếu, tri ân theo tinh thần Phật pháp không phải là sa đà cầu cúng, đốt vàng mã theo kiểu “trần sao âm vậy” như tục lệ dân gian.
Độc đáo lễ cúng kết nghĩa của người Jrai

Độc đáo lễ cúng kết nghĩa của người Jrai

(GLO)- Hiện nay, cộng đồng người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) vẫn giữ được nhiều nghi lễ độc đáo. Trong đó, lễ cúng kết nghĩa buôn làng có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, góp phần nâng cao tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Lập lại “trật tự âm thanh” cồng chiêng

Lập lại “trật tự âm thanh” cồng chiêng

(GLO)- Đó là mong muốn của nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền (Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam) khi tham gia đứng lớp truyền dạy cách thức gò chỉnh chiêng cho hơn 80 nghệ nhân Jrai, Bahnar trên địa bàn tỉnh Gia Lai từ ngày 26-7 đến 28-8.
Thêm không gian cho cồng chiêng

Thêm không gian cho cồng chiêng

(GLO)- Dự án phòng trưng bày Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên hoàn thiện và đưa vào sử dụng, ngoài mục tiêu tôn vinh di sản sẽ tạo sức hút đáng kể cho du lịch địa phương.