Tại trung tâm di sản thế giới Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) hiện đang trưng bày nhiều các hiện vật, cổ vật được phát hiện, tìm thấy trong các đợt khai quạt khảo cổ học tại thành cổ này trong nhiều năm qua. Trong đó có rất nhiều hình tượng rồng, hiện vật chạm khắc rồng.
Khách du lịch tham quan khu trưng bày các hiện vật được tìm thấy trong quá trình khảo cổ học tại Thành nhà Hồ - thành cổ hơn 600 năm tuổi được xây dựng dưới triều Hồ ở xứ Thanh |
Đáng chú ý, trong các cổ vật được trưng bày tại di sản Thành nhà Hồ, có rất nhiều tượng rồng, hiện vật hình rồng hoặc được chạm khắc hình rồng rất độc đáo. Đây đều là những hiện vật có giá trị rất lớn về mặt khảo cổ học, là cứ liệu để các nhà nghiên cứu, nhà sử học làm cơ sở để trùng tu, tôn tạo để phát huy giá trị di sản.
Các hiện vật hình rồng được tìm thấy ở Thành nhà Hồ có niên đại từ thế kỷ 14 - 15 |
Tượng đầu rồng được một người dân tìm thấy trong quá trình làm nông nghiệp trong Thành nhà Hồ |
Lá đề lệch chạm rồng đất nung được tìm thấy trong quá trình khai quật ở chính điện Kinh thành Tây Đô |
Đầu rồng làm bằng đất nung |
Lá đề cân trang trí hình rồng triều Trần - Hồ, thế kỷ 14-15 |
Một bình gốm sứ chạm trổ rồng tinh xảo được tìm thấy ở Thành nhà Hồ |
Ngoài không gian trưng bày trong nhà, Ban quản lý di sản thế giới Thành nhà Hồ còn tạo không gian trưng bày ngoài trời để du khách tham quan |
Ngoài các hiện vật chạm khắc rồng, tại Thành nhà Hồ cũng đã phát hiện rất nhiều các linh vật rồng. Trong ảnh là đôi rồng đá mất đầu được tìm thấy năm 1938, trong quá trình làm đường xuyên từ cổng Nam lên cổng Bắc |
Đây được xem là đôi rồng đá lớn nhất được tìm thấy cho tới nay. Việc rồng đá bị mất đầu đến nay vẫn có nhiều câu chuyền kỳ bí chưa có lời giải đáp |
Một tượng rồng mất đầu khác được tìm thấy tại Thành nhà Hồ. Tại khu trưng bày ngoài trời ở đây hiện có rất nhiều tượng rồng và một linh vật khác bị mất đầu |
Thành nhà Hồ (còn gọi là thành Tây Đô) ở xã Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, là một trong những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất của Việt Nam và thế giới. Công trình được Hồ Quý Ly xây dựng vào năm 1397, từng được coi là kinh đô, trung tâm văn hóa chính trị xã hội của nước Đại Ngu dưới triều Hồ.
Trải qua hơn 600 năm tồn tại với bao biến cố của lịch sử, ngày 27-6-2011, Thành nhà Hồ chính thức được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa thế giới. Hiện nay, Thành nhà Hồ được xem là một trong những điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh Thanh Hóa.