Tiến độ Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía Đông TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk đang rất chậm. Thậm chí, dự án chưa làm xong nhưng một số vị trí đã hư hỏng, bong tróc.
Trước hàng loạt sai phạm tại Dự án tổ hợp khách sạn và nhà phố thương mại (số 29 đường Nguyễn Văn Cừ, TP.Pleiku), UBND tỉnh Gia Lai đã giao Thanh tra tỉnh tham mưu, triển khai tiếp các bước để xử lý theo quy định.
Khởi công từ năm 2019, kế hoạch thông xe cuối năm 2020, nhưng sau nhiều lần trì hoãn, đến đầu tháng 8/2024, dự án mở rộng đường đê Âu Cơ-Nghi Tàm (Hà Nội) mới cơ bản hoàn tất.
(GLO)- Do khó khăn về nguồn vốn nên một số hạng mục của Dự án bố trí ổn định dân cư vùng thiên tai suối Cạn tại thôn Thắng Lợi 3 (xã Ia Sol, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) chưa thể thực hiện. Vì vậy, việc di dời 38 hộ dân trong vùng sạt lở về nơi ở mới trước mùa mưa có nguy cơ khó hoàn thành.
(GLO)- Để nâng cao hiệu quả công tác thu hút đầu tư, tránh lãng phí nguồn lực đất đai, Gia Lai đang rà soát để xử lý dứt điểm đối với các dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả.
Hiện nay, việc thực hiện dự án đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía Đông qua địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) đang khá “rối“ - trong đó, nổi cộm là việc chi phí đền bù giải tỏa phát sinh hơn 330 tỉ đồng.
Các tỉnh Tây Nguyên được đầu tư hàng trăm dự án để phát triển kinh tế - xã hội, nhưng hiện nhiều dự án chỉ nằm trên giấy. Ngoài ra, còn có hàng trăm dự án triển khai dang dở, khiến đời sống người dân gặp nhiều khốn khổ.
Bộ Giao thông Vận tải sẽ kiên quyết xử lý những nhà thầu thi công dự án cao tốc Bắc-Nam vi phạm hoặc không hoàn thành hợp đồng nhằm đưa công trình về đích theo đúng kế hoạch.
Các Ban quản lý dự án chỉ đạo doanh nghiệp dự án, nhà thầu lập lại tiến độ chi tiết, huy động đầy đủ trang thiết bị theo hợp đồng, tăng mũi thi công bù lại tiến độ cao tốc Bắc-Nam đã chậm.
(GLO)- Tính đến nay, nhiều dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh Gia Lai bị chậm tiến độ. Vì vậy, theo chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Phước Thành, phải xây dựng lộ trình triển khai từng dự án trọng điểm nhằm quản lý, kiểm soát chặt chẽ tiến độ các dự án.
Vì một số nguyên nhân, trong đó có yếu tố dịch COVID-19 và chậm giải phóng mặt bằng đã làm một số dự án bị chậm tiến độ phải lùi tiến độ hoàn thành trong năm 2022.
(GLO)- Hầu hết dự án bị chậm tiến độ đều do gặp khó khăn, vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng (GPMB). Vì vậy, các ngành, địa phương và chủ đầu tư cần xây dựng cơ chế chính sách theo hướng công khai và minh bạch để tạo sự đồng thuận của người dân.
(GLO)- Chiều 3-11, đoàn giám sát do ông Nguyễn Đình Phương-Trưởng ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã làm việc với UBND TP. Pleiku về việc triển khai thực hiện các công trình, dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 được UBND tỉnh giao làm chủ đầu tư. Dự làm việc còn có đại diện một số sở, ngành của tỉnh.
(GLO)- Sáng 23-8, UBND tỉnh Gia Lai tổ chức họp nghe các sở, ngành, địa phương báo cáo tình hình xây dựng cơ bản 8 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm 2019. Đồng chí Võ Ngọc Thành-Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai chủ trì cuộc họp.
“Việc tăng vốn do tính chưa hết, không đầy đủ, không lường hết được, chứ đội vốn cũng chỉ ở chừng mực nhất định thôi“, đó là trả lời của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng về nguyên nhân dự án đường sắt đô thị “đội vốn, chậm tiến độ“ mà đại biểu nêu ra tại phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 15.8.
Thông tin từ Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết, đến thời điểm này, trong danh mục các dự án trọng điểm ngành GTVT vẫn còn 10 dự án đang thi công, trong đó, có tới 7 dự án chậm tiến độ hoặc có nguy cơ chậm tiến độ. Đây đều là những dự án có nhiều vướng mắc, nếu không được quan tâm giải quyết kịp thời thì có những dự án có nguy cơ bị đổ bể.
Công ty TNHH MTV Công Thắng Gia Lai vừa bị Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai chấm dứt Hợp đồng thực hiện Gói thầu Xây lắp công trình Chợ Ia Le, huyện Chư Pưh do nhà thầu chậm triển khai, làm ảnh hưởng tiến độ Dự án.