Dự án mở rộng Quốc lộ 50 tại Thành phố Hồ Chí Minh có nguy cơ chậm tiến độ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trên đoạn tuyến xây dựng mới từ đường Nguyễn Văn Linh đến điểm giao với Quốc lộ 50 hiện hữu còn có một số vị trí chưa được bàn giao mặt bằng, dẫn tới nguy cơ không đảm bảo tiến độ.
Thi công dự án mở rộng Quốc lộ 50. (Nguồn: TTXVN)

Thi công dự án mở rộng Quốc lộ 50. (Nguồn: TTXVN)

Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Thành phố Hồ Chí Minh (Ban Giao thông), do vướng mắc trong giải phóng mặt bằng của 11 căn nhà, dự án mở rộng Quốc lộ 50 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có nguy cơ chậm tiến độ.

Dự án xây dựng, mở rộng Quốc lộ 50 (huyện Bình Chánh) do Ban Giao thông làm chủ đầu tư, là dự án trọng điểm, cấp bách của thành phố nhằm giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông, kéo giảm tai nạn giao thông, đáp ứng nhu cầu giao thông thông suốt cho tuyến đường vận tải quan trọng của thành phố và khu vực phía Nam Thành phố Hồ Chí Minh.

Hiện nay, chủ đầu tư đang khẩn trương đôn đốc thi công nhằm đáp ứng tiến độ hoàn thành, thông tuyến đoạn song hành Quốc lộ 50 (từ đường Nguyễn Văn Linh đến Km4+200) trong năm 2024 và hoàn thành toàn bộ dự án trong năm 2025 đúng theo kế hoạch cũng như chỉ đạo của thành phố.

Tuy nhiên, chủ đầu tư cho biết trên đoạn tuyến xây dựng mới từ đường Nguyễn Văn Linh đến điểm giao với Quốc lộ 50 hiện hữu (phạm vi các gói thầu xây lắp 1, 2, 3, 4) hiện còn có một số vị trí chưa được bàn giao mặt bằng, dẫn tới nguy cơ không đảm bảo tiến độ hoàn thành đoạn tuyến trong năm 2024.

Cụ thể, gói thầu xây lắp số 1 - đoạn Khu dân cư Gia Hòa còn 3 căn nhà chắn ngang hơn 1/2 mặt cắt ngang tuyến đường do doanh nghiệp tư nhân xây dựng và kinh doanh nhà Gia Hòa quản lý chưa hoàn thành bồi thường cho dân.

Trong khi đó, gói thầu xây lắp số 2 - đoạn Khu dân cư Phong Phú 4 còn khoảng 8 căn nhà giáp đường Trịnh Quang Nghị chắn ngang toàn bộ mặt cắt ngang tuyến đường, do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đầu tư kinh doanh nhà Khang Phúc quản lý, cũng chưa hoàn thành bồi thường cho dân.

Theo Ban Giao thông, hai vị trí vướng mặt bằng trên có nhiều khó khăn về thủ tục pháp lý, dự kiến kéo dài bàn giao mặt bằng sẽ ảnh hưởng đến tiến độ dự án.

Chủ đầu tư thường xuyên phối hợp với Ủy ban Nhân dân huyện Bình Chánh báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết; đồng thời cập nhật trong báo cáo khó khăn, vướng mắc dự án trọng điểm. Chủ đầu tư mong muốn Ủy ban Nhân dân thành phố quan tâm, chỉ đạo để tháo gỡ vướng mắc.

Dự án xây dựng, mở rộng Quốc lộ 50 đoạn qua huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh khởi công cuối năm 2022, dự kiến hoàn thành tháng 12/2024. Dự án có tổng mức đầu tư 1.498 tỷ đồng, trong đó chi phí xây lắp 1.250 tỷ đồng.

Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện bằng một dự án riêng do Ủy ban Nhân dân huyện Bình Chánh làm chủ đầu tư. Thời điểm khởi công, việc này đã hoàn thành 85% khối lượng và dự kiến hoàn tất trong quý 2/2023 nhưng đến nay dự án vẫn vướng mặt bằng.

Dự án xây dựng, mở rộng Quốc lộ 50 có điểm đầu giao với đường Nguyễn Văn Linh, điểm cuối tiếp giáp ranh tỉnh Long An, tổng chiều dài toàn tuyến 6,92km, mặt cắt ngang 34m, tương đương sáu làn xe.

Trong 6,92km chiều dài tuyến có 4,36km được xây dựng mới từ vị trí giao với đường Nguyễn Văn Linh đến vị trí giao Quốc lộ 50 hiện hữu và 2,56 km mở rộng Quốc lộ 50 hiện hữu từ vị trí giao giữa đoạn xây mới với Quốc lộ 50 đến ranh Long An.

Công trình hướng tới tăng cường năng lực khai thác tuyến Quốc lộ 50, liên kết Thành phố Hồ Chí Minh với tỉnh Long An và các tỉnh miền Tây; kết nối khu vực cửa ngõ phía Nam Thành phố Hồ Chí Minh với cao tốc Bến Lức-Long Thành, Vành đai 3 trong thời gian tới.

Có thể bạn quan tâm

Chờ sửa luật Đất đai

Chờ sửa luật Đất đai

Đó là tâm trạng của người dân và doanh nghiệp khi Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: Chính phủ sẽ đề xuất sửa đổi Nghị quyết 18, làm cơ sở sửa luật Đất đai 2024 nhằm khắc phục bất cập về thu hồi đất, tài chính đất đai, kiểm soát giá đất.

Xe đưa đón cán bộ công chức xuống Quy Nhơn làm việc

Nhu cầu đi lại tuyến Pleiku-Quy Nhơn tăng đột biến sau khi sáp nhập tỉnh

(GLO)- Sau khi sáp nhập, tỉnh Gia Lai đặt trụ sở hành chính tại phường Quy Nhơn. Nhu cầu đi lại của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động từ tỉnh Gia Lai (cũ) đến nơi làm việc mới cũng tăng mạnh, kéo theo hoạt động vận tải hành khách tuyến Pleiku-Quy Nhơn và ngược lại cũng tăng đột biến.

Suối Bứa lại tiếp tục bị băm nát

Suối Bứa lại tiếp tục bị băm nát

(GLO)- Hoạt động khai thác cát trái phép tại suối Bứa (đoạn qua xóm 2, thôn Long Thành, phường Quy Nhơn Tây) tưởng chừng đã chấm dứt nay lại tiếp tục diễn ra rầm rộ bằng các loại máy móc phương tiện khiến người dân lo lắng, bất an.

null