Cây đàn tình yêu

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Từ bao đời nay, đàn ting ning (đàn goong) đã gắn bó mật thiết với đời sống tinh thần của đồng bào Bahnar. Riêng với các chàng trai, tiếng đàn ting ning còn được dùng để thay lời tỏ tình. Chính bởi lẽ đó, người Bahnar ví tiếng đàn ting ning là lời tự tình của các chàng trai, cô gái đang tuổi yêu đương.

Đàn ting ning truyền thống của người Bahnar được làm bằng ống lồ ô hoặc nứa, to cỡ cổ tay người lớn. Ở đầu ống thân đàn được gắn vỏ quả bầu khô dùng làm hộp cộng hưởng âm thanh. Với đôi tay khéo léo, các nghệ nhân đã “thổi hồn” cho cây đàn qua những âm sắc độc đáo, hấp dẫn. Đặc biệt, trong những ngày hội buôn làng, khi cảm xúc dâng trào, tiếng đàn ting ning như dẫn dắt mọi người hòa chung cuộc vui: lúc thì rộn ràng, vui tươi, khi lại ngọt ngào, sâu lắng ngân lên giai điệu tỏ tình, giao duyên... làm mê đắm lòng người.

Đàn ting ning (ảnh nguồn: Internet).

Đàn ting ning (ảnh nguồn: Internet).

Ông Hmôt (làng Tuơh Kơtu, xã Glar, huyện Đak Đoa) là một trong những nghệ nhân có nhiều năm gắn bó với đàn ting ning. Ông chia sẻ: “Hồi xưa, khi đang tuổi yêu đương, vào những đêm trăng sáng, đàn ting ning luôn là “trợ thủ đắc lực” để các chàng trai tỏ tình. Mỗi khi có tâm sự thì chơi để giải tỏa nỗi niềm, vơi đi nỗi phiền muộn. Khi có cuộc vui, dân làng quây quần bên ghè rượu cần, tiếng đàn ting ning lại chắp cánh cho những làn điệu dân ca.

Nghệ nhân Hmôt hoài niệm về tuổi thanh xuân gắn liền với cây đàn ting ning: “Thời còn thanh niên, mỗi khi mình đánh đàn ting ning thì các cô gái, kể cả cha mẹ họ đều niềm nở ra mở cửa, đón vào nhà để nghe tiếng đàn, nhiều người nghe rồi cảm xúc dâng trào, thích nghe mãi... Tiếng đàn ting ning nghe hay nhất vào lúc 9, 10 giờ đêm, khi mọi cảnh vật yên lặng, tiếng đàn thánh thót vang xa, ai nghe cũng mê say. Mình rất yêu thích đàn ting ning và sẽ gìn giữ nó đến hết cuộc đời!”.

Với nghệ nhân Byơh (làng Pơ Chăk, xã Hà Ra, huyện Mang Yang), từ nhỏ, ông đã được nghe tiếng đàn ting ning của cha, của anh. Khi theo cha mẹ lên rẫy, lúc nghỉ ngơi... tiếng đàn lại vang lên, hòa quyện với những bài hát ru, bài hát tỏ tình, dần dà rót vào tâm hồn ông. Chính vì lẽ đó, khi lớn lên, ông trở thành một người rất am hiểu về đàn ting ning, biết chế tác và sử dụng thành thạo loại nhạc cụ độc đáo này. “Năm 11 tuổi, tôi đã biết đánh đàn ting ning. Tiếng đàn của tôi được mọi người hết lời khen ngợi. Bên cạnh đó, tôi còn biết chế tác đàn ting ning, đàn trưng”-nghệ nhân Byơh chia sẻ.

Với người Bahnar, tiếng đàn ting ning góp phần làm cho cuộc sống buôn làng thêm vui tươi, tấm lòng con người được rộng mở, hồn nhiên và mộc mạc. Điều thú vị hơn là đàn ting ning được sử dụng rất rộng rãi, không bị gò bó về không gian, thời gian, có thể sử dụng khi ở nhà, lúc lên rẫy hoặc trong những đêm hội buôn làng... Vì thế, tiếng đàn ting ning lại càng trở nên quen thuộc và gần gũi hơn với đời sống của đồng bào Bahnar.

Những nghệ nhân đa tài, đam mê cháy bỏng như: ông Byơh, ông Hmôt… vẫn tha thiết yêu tiếng đàn, yêu giai điệu thánh thót của đàn ting ning. Và, chính những nghệ nhân này đã truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ. Nghệ nhân Byơh tin rằng, đàn ting ning của bà con Bahnar sẽ mãi trường tồn cùng thời gian: “Ting ning đem lại niềm vui cho mọi người. Nếu không có ting ning thì cuộc sống sẽ rất buồn, rất tẻ nhạt. Vì vậy, tôi luôn ghi nhớ lời ông bà dặn dò là phải giữ bằng được loại nhạc cụ độc đáo này”.

Trong nhịp sống ngày mới, đàn ting ning vẫn không thể tách rời với cuộc sống văn hóa tinh thần của người Bahnar. Khi ting ning vang tiếng, lòng người lại xao xuyến, dâng trào cảm xúc và chân tay lại nhún nhảy theo tiếng đàn. Đặc biệt, vào những ngày lễ hội, tiếng đàn ting ning như đem sức sống vui tươi, làm cho mọi người thêm yêu cuộc sống, yêu buôn làng.

Có thể bạn quan tâm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

(GLO)- Không chỉ dệt thổ cẩm giỏi, chị Rah Lan H’Nghí (SN 1988, buôn Toát, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) còn nhiệt tình chỉ dạy cho chị em trong buôn để góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

(GLO)- Chính quyền TP. Pleiku đã dành nguồn lực đầu tư để Plei Ốp thành điểm đến của du khách trải nghiệm văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc Jrai thông qua phục dựng một số lễ hội cộng đồng như: cúng giọt nước, pơ thi…

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

(GLO)-Nhiều năm qua, người dân làng Kte (xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) luôn dành sự yêu mến và kính trọng đối với bà Rơ Châm Nguyên bởi bà biết hát và lưu giữ nhiều bài dân ca của dân tộc Jrai.

Bảo tồn và phát huy di sản

Bảo tồn và phát huy di sản

Câu chuyện biệt thự “nhà lầu ông Phủ” (ven sông Đồng Nai, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) xôn xao dư luận những ngày qua như một tín hiệu vừa mừng vừa đáng suy ngẫm. Mừng khi cộng đồng ngày càng quan tâm thiết thực đến các giá trị di sản văn hóa.

Cây vũ trụ của nền văn hóa Đông Sơn trên trống đồng

Cây vũ trụ của nền văn hóa Đông Sơn trên trống đồng

Trước nay, các nhà nghiên cứu đều cho rằng mỹ thuật Đông Sơn bị trống vắng yếu tố thực vật. Thế nhưng với sự phát hiện hoa văn vòng tròn hay vòng tròn đồng tâm có chấm giữa là hoa cúc được cách điệu, đã cho thấy yếu tố thực vật chưa bao giờ vắng bóng trong trang trí ở trống đồng.
Nghệ nhân 80 tuổi giữ nghề làm đèn ông sao

Nghệ nhân 80 tuổi giữ nghề làm đèn ông sao

Khung tre được uốn nắn tỉ mỉ, bọc bên ngoài là tấm giấy đầy màu sắc rực rỡ, nghệ nhân Trần Thanh Tùng (80 tuổi, thôn Thu Xà, xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi) làm thành những chiếc lồng đèn trung thu truyền thống.