Cây cà rem, chiếc mũ nan và cây chuối tiêu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong đoàn người xếp hàng dài vào Đại sứ quán Cuba tại Hà Nội viếng lãnh tụ Fidel Castro những ngày cuối tháng 11-2016 có rất nhiều người ở lứa tuổi 70-80, mắt mờ tay run, nhưng vẫn kiên nhẫn đứng dưới nắng chờ đến lượt mình.


Họ là những lưu học sinh Việt Nam tại Cuba giai đoạn những năm 1960. Dù đã lớn tuổi, nhưng ký ức về lãnh tụ Fidel Castro đối với họ vẫn chưa phai nhòa, trong đó có câu chuyện cảm động về chiếc mũ nan, cây cà rem và cây chuối tiêu.

Lãnh tụ gần gũi, nghĩa tình

 

Ông Nguyễn Anh Kiêu (trái) và ông Cao Khắc Thuận gặp lại nhau khi cùng đi dự lễ viếng lãnh tụ Fidel Castro tại sứ quán Cuba ở Hà Nội sáng 28-11.
Ông Nguyễn Anh Kiêu (trái) và ông Cao Khắc Thuận gặp lại nhau khi cùng đi dự lễ viếng lãnh tụ Fidel Castro tại sứ quán Cuba ở Hà Nội sáng 28-11.

Ông Cao Khắc Thuận, 82 tuổi, nhà ở Kim Liên (Hà Nội), học trung cấp kỹ thuật rồi đi bộ đội, sau đó được cử đi học ở Cuba từ năm 1965-1970, là một trong những người có mặt trước cổng sứ quán Cuba sớm nhất.

Ông Thuận khoe với chúng tôi tấm hình đen trắng mà ông vinh dự chụp chung với lãnh tụ Fidel Castro khi Fidel cùng đoàn quân đội Cuba đi công tác ở Mayarí, thuộc tỉnh Oriente vào năm 1967.

Chỉ tay vào bức ảnh, bằng giọng nói rưng rưng, ông bắt đầu kể với chúng tôi về nguồn gốc của nó: “Lãnh tụ Fidel Castro thấy tôi đầu trần giữa nắng nên đã mượn một chiếc mũ nan đội cho tôi. Hôm ấy đoàn có đem theo cà rem, lãnh tụ Fidel Castro hỏi tôi muốn dùng cà rem loại gì rồi đưa cho tôi một cây cà rem”.

Ông Thuận kể thêm rằng sau này ông còn có cơ hội cùng nhiều chuyên gia quân sự gặp gỡ lãnh tụ Fidel Castro, và còn nấu mì mời lãnh tụ dùng. “Khi biết tin lãnh tụ Fidel Castro qua đời, cảm xúc trong lòng tôi chỉ vỏn vẹn có một chữ “đau”” - ông Thuận cố nén giọng xúc động, chia sẻ.

Còn ông Nguyễn Anh Kiêu, 84 tuổi, kể cho chúng tôi nghe những kỷ niệm ông không bao giờ quên khi đi học ở Cuba giai đoạn 1963-1969.

“Tôi là trưởng đoàn, bí thư chi bộ của đoàn gồm 35 thành viên, phần lớn là bộ đội hoặc học sinh xuất sắc của miền Bắc sang Cuba. Sau khi hiệp định Việt Nam - Cuba được ký kết, đoàn chúng tôi là đoàn đầu tiên sang Cuba, vừa với mục đích học tập, vừa với ý định sẵn sàng hỗ trợ quân đội Cuba trong trường hợp cách mạng Cuba vẫn còn đang trong cuộc chiến chống Mỹ.

Nhưng sau khi ý đồ xâm lược Cuba của Mỹ không thành công, chúng tôi đã sống trong giai đoạn hòa bình, được nhân dân Cuba nuôi nấng, tạo điều kiện học tập trên nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, kiến trúc...” - ông Kiêu bồi hồi nhớ lại.

Ông Kiêu kể rằng trong thời gian đó ông từng có nhiều cơ hội tiếp xúc với lãnh tụ Fidel Castro. Năm 1966, một nhóm người, trong đó có ông Kiêu, đi thăm dò địa chất để kiểm tra chất đất trong trồng trọt chăn nuôi.

“Khi ấy lãnh tụ Fidel Castro đang đi công tác và trông thấy nên rẽ xuống thăm chúng tôi rồi cùng chúng tôi xuống kiểm tra đất, tận tay sờ từng lớp đất cát và đưa ra những nhận xét cụ thể giúp chúng tôi học hỏi kiến thức.

Ngoài ra, lãnh tụ Fidel còn hỏi chúng tôi tại sao đại diện của Mặt trận Giải phóng dân tộc miền Nam Việt Nam tặng cho ông một cây chuối tiêu để trồng nhưng lại không phát triển tốt. Khi đó, chúng tôi giải thích rằng điều này tùy thuộc vào cả giống cây và chất đất trồng nữa.

Hiểu ra vấn đề, lãnh tụ gật gù và ngỏ lời cảm ơn chúng tôi” - ông Kiêu lục lại ký ức.

Được lãnh tụ mời xem phim

 

Cô Mỹ (trái) ôn lại những kỷ niệm về Cuba khi đang xếp hàng chờ vào sứ quán Cuba tưởng nhớ lãnh tụ Fidel Castro.
Cô Mỹ (trái) ôn lại những kỷ niệm về Cuba khi đang xếp hàng chờ vào sứ quán Cuba tưởng nhớ lãnh tụ Fidel Castro.

Ở một góc khác trước cổng sứ quán, cô Mỹ cùng một nhóm nữ lưu học sinh Cuba ôn lại những kỷ niệm về đất nước Cuba. Cô Mỹ kể Nhà nước đưa các cô sang Cuba học tập vào năm 16-17 tuổi, ở độ tuổi còn rất trẻ lần đầu tiên xa nhà, còn nhiều bỡ ngỡ lạ lẫm.

“Khoảng năm 1968-1969, sinh viên đi nghỉ hè ở bãi biển, lãnh tụ Fidel bất ngờ đến thăm trại hè của sinh viên. Tôi đang ở bãi biển, bỗng dưng thấy bãi biển vắng người, mọi người đổ xô về một nơi, tôi cũng chạy đến đó.

Đến nơi thì thấy lãnh tụ Fidel Castro đang đứng nói chuyện với các sinh viên. Ấn tượng đầu tiên của tôi về lãnh tụ Fidel Castro là một người rất cao to” - cô Mỹ tươi cười nói.

Trong cảm nhận trong sáng của cô gái 16-17 tuổi khi ấy, lãnh tụ Fidel Castro là một người rất đặc biệt, sự đặc biệt ấy không thể nói rõ ràng được.

Nhưng càng về sau này, càng sống lâu ở Cuba, tiếp xúc với con người và có nhiều cơ hội gặp gỡ tìm hiểu về lãnh tụ Fidel Castro, cô Mỹ mới hiểu rõ thêm những phẩm chất con người của lãnh tụ.

Cô Mỹ nói kỷ niệm đáng nhớ đối với cô là được lãnh tụ Fidel Castro mời đi xem phim cùng các sinh viên khác. Ngoài ra, khi người anh hùng Che Guevara mất, các cô sau những buổi học thường đến nghe lãnh tụ Fidel Castro nói chuyện.

Những buổi nói chuyện kéo dài từ sáng đến tối, và lần nào đi nghe về các cô cũng khóc. Những buổi nói chuyện của lãnh tụ Fidel Castro về người anh hùng Che Guevara rất hay và cảm động. Lãnh tụ Fidel Castro nói đến hơn 10 tiếng đồng hồ mà không cần giấy tờ gì hỗ trợ.

“Năm nay chúng tôi đã gần 70 tuổi, trải qua một quãng đời dài, đã trải nghiệm nhiều về cuộc sống, kinh qua nhiều sự kiện của thế giới, nói chung ấn tượng của chúng tôi và của các sinh viên Việt Nam đã từng học tập ở Cuba chính là sự kính trọng dành cho lãnh tụ Fidel Castro, một vị lãnh tụ, một người anh hùng quả cảm, đầy lòng nhân ái, cũng rất kiên định” - cô Mỹ bộc bạch.

Theo tuoitre

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.
Người trở về

Người trở về

Sự trở về là minh chứng sinh động cụ thể nhất cho việc vượt qua định kiến và mặc cảm về những gì họ đã từng nghĩ, từng hành động.