Cậu bé lớp 1 ở Hà Nội viết chữ đẹp như in, 2 tuổi đã đòi cầm bút ngồi bàn học

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong khi nhiều phụ huynh buồn lòng vì con viết chữ chưa đẹp thì cậu bé Thiên Anh đã khiến bao người phải choáng vì nét chữ quá đẹp.

Bất ngờ với chữ viết của cậu bé lớp 1

Học lớp 1 tại một trường tiểu học tư thục ở Hà Nội, cậu bé Trần Lĩnh Thiên Anh khiến bao người phải trầm trồ khi viết chữ đẹp như in.

Chia sẻ với PV báo Dân Việt, chị Bùi Hải Thanh, mẹ của Thiên Anh cho biết: "Gia đình vốn có truyền thống viết chữ đẹp. Ông của con từ trẻ đã nổi tiếng với nét chữ đẹp và làm công việc viết bằng khen, giấy khen, thiệp mời,... cho những đơn vị có nhu cầu. Bố mẹ con đều là giáo viên luyện viết chữ đẹp nên việc viết chữ đến với con nhẹ nhàng như hơi thở từ nhỏ.


 

Clip Thiên Anh viết chữ đẹp như in. Clip: NVCC



Khi được khoảng 2 tuổi, thấy các anh chị đến học cùng bố mẹ, con đã đòi cắm đèn, cầm bút đặt vở ngồi tập viết cùng các anh chị. Lớn hơn một chút thì tập viết mỗi lần nửa trang giấy. Mình luôn tâm niệm rằng, với bất kỳ môn học nào, muốn học tốt thì không thể dồn ép học một lúc mà phải có thời gian cho con ngấm dần và tập luyện từ từ từng bước từng bước một, không vội vã, không áp lực.

 

Chữ viết đẹp như in của cậu bé Thiên Anh. Ảnh: NVCC
Chữ viết đẹp như in của cậu bé Thiên Anh. Ảnh: NVCC


Khi còn nhỏ, lực tay của con còn khá yếu, việc cầm bút chỉ dừng lại ở bước làm quen cách cầm như thế nào cho đúng. Khi được 4 tuổi, mình cho con học đàn piano, sau đấy 5 tuổi học thêm đàn violin. Sau 2 năm học đàn, cùng với các hoạt động rèn luyện sự khéo léo của đôi tay như học vẽ, làm thủ công, lực tay của con đã khỏe hơn cũng như có thể khéo léo điều chỉnh được cây bút mạnh, nhẹ theo ý muốn".

Theo chia sẻ của chị Thanh, có nhiều người cho rằng con đã làm quen trước thì khi vào lớp 1 học viết sẽ có tâm lý chủ quan hoặc kiêu ngạo, chán nản, nhưng Thiên Anh chỉ làm quen các quy tắc cơ bản khi viết chữ, và vào lớp 1 con mới chính thức học viết theo chương trình như các bạn. Ngược lại, mỗi khi được cô giáo khen, Thiên Anh vẫn thẳng thắn chỉ ra lỗi của mình và luôn nhận mình viết còn chưa tốt, chưa đẹp. Chính vì vậy, Thiên Anh luôn được khen có thái độ học tập nghiêm túc, hăng hái xây dựng bài và lễ phép, tôn trọng thầy cô.


 

Từ khi gần 2 tuổi, Thiên Anh đã đòi cầm bút ngồi học. Ảnh: NVCC
Từ khi gần 2 tuổi, Thiên Anh đã đòi cầm bút ngồi học. Ảnh: NVCC


"Điều mình hài lòng nhất là con có sự cẩn thận, tính thẩm mỹ, cầu toàn, kiên trì, khiêm tốn qua việc luyện viết, góp phần giúp con có nhận thức đúng đắn về thái độ học tập cũng như chăm chỉ rèn luyện bản thân", chị Thanh bày tỏ.

Tuy nhiên, vào cuối học kỳ I, khi hạ cỡ chữ nhỏ, khối lượng bài viết nhiều lên, Thiên Anh cũng như các bạn nhỏ khác đều cảm thấy mỏi tay khi phải viết nhiều hơn. Những lúc đấy chị Thanh đều phải động viên và chia nhỏ bài viết, cho con nghỉ tay và nghỉ mắt giữa bài viết rồi mới tiếp tục làm bài. Hai mẹ con chị tâm niệm luyện viết chữ cũng giống các môn nghệ thuật khác, chữ viết tay đẹp truyền tải thông tin từ người đến người một cách rõ ràng, mạch lạc và trang trọng hơn.
Cậu bé đa tài

Chia sẻ về việc luyện viết cho trẻ, chị Thanh cho hay: "Bản thân người dạy phải nắm chắc kiến thức và kỹ năng viết, đồng thời nắm bắt tốt tâm lý và giảng dạy sinh động, dễ hiểu để giúp các con học viết chữ một cách tốt nhất. Tuy nhiên năm nay, do tình hình dịch bệnh, các giáo viên - những người có kinh nghiệm nhiều năm cũng gặp phải vô số khó khăn khi phải dạy online cho các con mới vào lớp 1. Các bố mẹ hầu như không nắm được quy tắc, kỹ năng viết, vừa bộn bề công việc lại phải kèm thêm con học online ở nhà".


 

 Phòng tranh của Thiên Anh. Ảnh: NVCC
Phòng tranh của Thiên Anh. Ảnh: NVCC


Ngoài năng khiếu viết chữ đẹp, Thiên Anh còn có đam mê rất lớn với vẽ. Cậu bé có một "phòng tranh tại gia" treo các bức tranh mà con vẽ từ khi 4 tuổi. Ngoài ra, Thiên Anh cũng bố mẹ đầu tư cho học nhạc. Cậu bé được các thầy cô trong Nhạc viện đánh giá có năng khiếu và chấm điểm cao khi tham gia bài kiểm tra với 2 nhạc cụ piano và violin (con được chấm 9,1 điểm đối với cả 2 loại nhạc cụ).

"Thiên Anh là một cậu bé tự tin, hòa đồng và hoạt ngôn. Con thích các hoạt động ngoài trời và nói chuyện, chia sẻ với mọi người, nhưng con cũng có thể tập trung ngồi hàng tiếng đồng hồ tập một đoạn nhạc hoặc kiên trì bỏ ra hàng tháng trời để tập 1 tác phẩm nhạc cổ điển. Con được giáo viên nhận xét là một cậu bé hạnh phúc vì luôn tích cực, vui vẻ, hòa đồng và lạc quan.


 

Thiên Anh tham gia bài thi học kỳ Piano và Violin. Ảnh: NVCC
Thiên Anh tham gia bài thi học kỳ Piano và Violin. Ảnh: NVCC


Năng khiếu lớn nhất của Thiên Anh chính là ngoại ngữ, con học khá tốt tiếng Anh và có đam mê đối với môn học Science (khoa học). Con rất thích học các tiết học Science ở trường. Buổi trưa con thường ôm đồng hồ, đếm từng phút để chờ đến tiết học online môn khoa học. Con học khoa học theo giáo trình Mỹ, hoàn toàn bằng tiếng Anh và rất yêu thích các hoạt động thí nghiệm cũng như xem các chương trình khoa học bằng tiếng Anh", chị Thanh kể lại.

Có con trai giỏi giang, chỉn chu như vậy cũng nhờ công sức to lớn của vợ chồng chị Thanh. Chị cho hay: "Quan điểm giáo dục của mình là làm bạn với con, tôn trọng - tin tưởng - yêu thương - chia sẻ. Trên tất cả, mình mong muốn nuôi dạy con thành một em bé tự tin và hạnh phúc.

Chia sẻ của chị Thanh dành cho phụ huynh có con viết chữ chưa đẹp: "Quan điểm của mình đối với tất cả các môn học đó là: Muốn học tốt cần có thời gian thẩm thấu và tích lũy dần dần.

Nếu con viết xấu, có thể do đôi bàn tay của con chưa được rèn luyện nhiều để có thể khéo léo điều khiển bút, cũng có thể con chưa có đủ thời gian để luyện tập sự tập trung, kiên trì. Vì vậy, bố mẹ cần cho con thêm thời gian, luyện tập thêm sự tập trung và đôi tay khéo léo cho con, có thể thông qua các hoạt động như vẽ tranh, chơi cờ, tập đàn,...

Quan trọng nhất là các con cần được giáo viên có kinh nghiệm hướng dẫn, chỉ bảo. Hy vọng dịch bệnh sớm trôi qua, các con mau được đến trường để giảm tải áp lực cho bố mẹ cũng như các con có thể được học tập, rèn luyện, giáo dục trong môi trường tốt nhất".


https://danviet.vn/cau-be-lop-1-o-ha-noi-viet-chu-dep-nhu-in-2-tuoi-da-doi-cam-but-ngoi-ban-hoc-20211216111525902.htm

Theo Tào Nga (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Trần Bá Công tặng hoa chúc mừng 3 nhóm tác giả có dự án xuất sắc đại diện cho tỉnh tham gia cuộc thi cấp quốc gia. Ảnh: T.D

Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học, môi trường cho học sinh sáng tạo nghiên cứu

(GLO)- Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học lần thứ 11 (năm học 2024-2025) do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức diễn ra từ ngày 9 đến 11-1 đã trở thành sân chơi bổ ích, trí tuệ, góp phần thúc đẩy sự khám phá, đam mê nghiên cứu khoa học trong học sinh.

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Đề án tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2021-2025 được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai triển khai đang là “chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù hợp và nảy sinh nhiều hệ lụy.