Cần 'nhạc trưởng' điều phối nông sản

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Dưa hấu ế, thanh long rớt giá vì dịch bệnh Covid-19 lại một lần nữa cho thấy quản lý nông sản VN vẫn chưa có thay đổi cơ bản so với cách đây hàng chục năm.
Dưa hấu được bày bán trên vỉa hè ở TP.HCM - Ảnh: TTO
Đầu tiên có thể thấy, nông dân trồng trọt vẫn theo kiểu tự phát theo các tín hiệu từ vụ trước và không rõ sản phẩm mình làm ra bán đi đâu vì đã có thương lái đến mua tận ruộng chở đi hoặc đơn giản là trồng bán cho Trung Quốc.
Không hợp đồng cũng có nghĩa là không rõ diện tích, sản lượng, không tiêu chuẩn và đầu ra hoàn toàn phụ thuộc thương lái.
Tiếp đến là việc thương lái và các doanh nghiệp vẫn bán hàng theo kiểu hàng chợ dù mỗi năm VN xuất khẩu qua Trung Quốc hàng triệu tấn nông sản. Thương nhân gom hàng từ nông dân rồi đưa xe lên biên giới và gặp gỡ khách Trung Quốc để ngã giá bán. Nông sản tươi lại không có hợp đồng trước nên rủi ro người bán phải chịu. Có thay đổi gì về chính sách biên mậu là người bán gánh đủ.
Mua không tiêu chuẩn, bán không hợp đồng tất yếu dẫn tới phụ thuộc vào thị trường dễ tính. Khi xảy ra vấn đề về thông thương, hàng hóa không thể đưa đi các thị trường khác đòi hỏi tiêu chuẩn cao hơn. Và những cuộc kêu gọi người dân trong nước "giải cứu" lại bắt đầu.
Cuối cùng, hiện trạng trên cho thấy vai trò quy hoạch và quản lý sản xuất của Nhà nước rất yếu. VN không có một chiến lược và quy hoạch rõ ràng để phát triển nông sản. Cá tra, cà phê, cao su, thanh long, cây có múi, hồ tiêu... đều nhanh chóng vượt quy hoạch của Bộ NN&PTNT. Một loại nông sản được giá là khắp nơi từ miền Tây đến Tây Nguyên hay Tây Bắc đều đổ xô đi trồng. Kết quả là những đợt khủng hoảng thừa xảy ra sau thời gian phát triển nóng. Rõ nhất là hạt tiêu khi giá cao điểm lên đến hơn 200.000 đồng/kg nay giảm xuống chỉ còn trên dưới 50.000 đồng/kg.
Rất nhiều thử nghiệm đã được đưa ra từ các cơ quan quản lý như cánh đồng mẫu lớn, liên kết 3 nhà, liên kết 4 nhà, liên kết chuỗi giá trị... nhưng cơ bản chưa đem lại kết quả như mong muốn.
Quy mô sản xuất nông sản của VN hiện đã vượt hàng chục đến hàng trăm lần so với hàng chục năm trước, việc thay đổi tư duy quản lý và sản xuất là điều bức thiết nếu như không muốn các cuộc khủng hoảng diễn ra với mức độ ngày càng nhiều hơn.
Thanh Long đang vào mùa thu hoạch - Ảnh: TTO
Nhiều chuyên gia nông nghiệp đề xuất cơ chế một nhạc trưởng trong điều phối sản xuất và xuất khẩu nông sản. Nhưng với sự đa dạng về mặt hàng cũng như nông dân tham gia còn rất lớn, nên cần tổ chức thành những trung tâm điều phối ngành hàng, trước mắt là các mặt hàng chính.
Theo TS Nguyễn Thị Hồng Minh - chủ tịch Hiệp hội thực phẩm minh bạch AFT, vai trò điều phối không nên đưa cho Nhà nước như hiện nay vì không hiệu quả. Nhà nước có quá nhiều việc phải lo, thay vào đó hãy xã hội hóa việc điều phối ngành hàng cho các hiệp hội doanh nghiệp. Đó phải là các hiệp hội kiểu mới được trao nhiều quyền lực hơn trong định hướng sản xuất cũng như xuất khẩu. Người sản xuất phải làm theo hợp đồng, người xuất khẩu phải tham gia hiệp hội ngành nghề để tuân thủ luật chơi chung tránh bán phá giá.
Bài học về các hiệp hội ngành hàng của nước ngoài đã có như hiệp hội cá hồi Na Uy, kiwi New Zealand đem lại hiệu quả cho các thành viên tham gia và vị thế của quốc gia xuất khẩu. VN nên học hỏi và áp dụng.
Trần mạnh (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Nghịch lý về điện

Nghịch lý về điện

Giữa mùa nắng nóng, đang phập phồng lo cúp điện vì quá tải, thiếu nguồn thì nghe đề xuất của Bộ Công Thương về việc mua điện mặt trời áp mái với giá 0 đồng.
Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Ngày Quốc tế Lao động 1-5 là dịp để chúng ta ôn lại lịch sử đấu tranh, xây dựng và trưởng thành của giai cấp công nhân; khẳng định vị trí, vai trò cùng những đóng góp to lớn của giai cấp công nhân và người lao động (NLĐ) cho sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Hòa bình

Hòa bình

(GLO)- Tôi luôn muốn thốt lên câu ấy vì hòa bình là khát vọng muôn thuở, khát vọng ngàn đời của con người. Nó là mục tiêu, là ý chí, là giá trị vĩnh hằng mà con người hướng tới, mơ tới, nghĩ về và luôn luôn muốn nó là hiện thực.

Thành quả lịch sử

Thành quả lịch sử

Trước năm 1975 đúng 200 năm, vào năm 1775, sử gia Ngô Thì Sĩ (1726-1780) hoàn thành tác phẩm Việt Sử Tiêu Án, viết về lịch sử nước nhà từ thời thượng cổ Hồng Bàng đến giai đoạn Lê Lợi chiến thắng quân Minh.
Giữ hòa bình trường tồn

Giữ hòa bình trường tồn

Ngày chị Đặng Thùy Trâm còn dốc lòng cứu chữa thương binh, bệnh binh, người dân Phổ Cường (Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị đau ốm, chị đã âm thầm viết hai quyển nhật ký. 35 năm sau khi chị Trâm hy sinh, hai quyển sổ ghi nhật ký của chị từ đất Mỹ đã trở về với đất Việt và người Việt.
Nhân lên niềm vui chiến thắng

Nhân lên niềm vui chiến thắng

(GLO)- Sau 49 năm giải phóng, Gia Lai đã vươn lên trở thành trung tâm của khu vực Bắc Tây Nguyên và vùng động lực của Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia. Tinh thần Chiến thắng 30-4 đã được kế thừa, phát huy và nhân lên bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Nâng chất lao động ngành du lịch

Nâng chất lao động ngành du lịch

Người lao động làm trong ngành du lịch đến từ Philippines, Thái Lan, Indonesia, Singapore có mặt ở các khách sạn 4-5 sao tại Việt Nam đang khá nhiều. Điều này cho thấy, lao động ngành du lịch đang bị cạnh tranh việc làm ngay trên sân nhà.