Cần có tư duy đột phá trong xây dựng nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thông tin TP. Pleiku vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM) năm 2018 đã thực sự làm nức lòng người dân đô thị có tuổi đời 90 năm này. Bởi lẽ, đây là một trong 109 đơn vị cấp huyện của cả nước và là đơn vị đầu tiên của tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Việc Pleiku có tên trên “bản đồ” NTM cấp huyện, ngoài yếu tố thuận lợi về điều kiện khách quan thì phải “chấm điểm” cho sự nỗ lực, đồng lòng chung sức của cả hệ thống chính trị, sự quan tâm hỗ trợ của tỉnh, đặc biệt là vai trò của chủ thể xây dựng NTM-đồng bào các dân tộc trên địa bàn thành phố.
Không cần bàn cãi khi cho rằng Pleiku là biểu tượng thành công của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM ở Gia Lai. (ảnh internet)
Không cần bàn cãi khi cho rằng Pleiku là biểu tượng thành công của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM ở Gia Lai. (ảnh internet)
Không cần bàn cãi khi cho rằng Pleiku là biểu tượng thành công của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM ở Gia Lai. Nhìn rộng ra, không chỉ có Pleiku, trên phạm vi toàn tỉnh, chúng ta cũng rất nỗ lực và đạt được nhiều kết quả trong việc thực hiện chương trình có tính xã hội sâu rộng và đặc biệt nhân văn này. Tuy tỷ lệ xã đạt chuẩn NTM của Gia Lai thấp hơn mức trung bình của cả nước (52,4%) nhưng về cơ bản đã đạt và vượt cả 3 chỉ tiêu được giao theo Quyết định số 1865/QĐ-TTg ngày 23-11-2017 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, sau TP. Pleiku, hiện nay, thị xã An Khê đã có 100% số xã đạt chuẩn NTM. Như vậy, Gia Lai đã vượt chỉ tiêu có 1 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM. Với chỉ tiêu 70 xã đạt chuẩn NTM thì khả năng đến cuối năm 2019, Gia Lai cũng sẽ có 72 xã. Về chỉ tiêu thứ ba (bình quân đạt 15,14 tiêu chí/xã vào năm 2020), Gia Lai cũng sẽ đạt được.
Có thể nói, những kết quả mà Gia Lai đạt được trong Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM là rất ấn tượng! Bởi lẽ, so với mặt bằng chung của cả nước, Gia Lai có xuất phát điểm rất thấp với đặc thù của một tỉnh miền núi và tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm đến 44,7%. Ngoài nỗ lực vượt khó, Gia Lai còn khởi xướng chương trình xây dựng làng NTM kiểu mẫu trong đồng bào dân tộc thiểu số. Không dừng lại ở đó, Gia Lai cũng đã học tập mô hình hội quán của tỉnh Đồng Tháp để thí điểm xây dựng các nông hội nhằm thúc đẩy tổ hợp tác, hợp tác xã ở nông thôn phát triển. Đặc biệt, mặc dù tỷ lệ xã đạt chuẩn NTM thấp hơn mức trung bình của cả nước nhưng Gia Lai là một trong 3 tỉnh đã mạnh dạn rút bằng công nhận đạt chuẩn NTM các xã không đảm bảo yêu cầu đạt chuẩn. Điều đó thể hiện sự nghiêm túc, quyết liệt trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện xây dựng NTM.
Thực tế cho thấy, trong suốt 10 năm qua, lãnh đạo tỉnh luôn trăn trở tìm mô hình hay, hướng đi phù hợp để triển khai xây dựng NTM gắn với nâng cao đời sống của người dân. Và, quan điểm “không có thôn, làng NTM thì không có xã, huyện NTM” của lãnh đạo tỉnh rất phù hợp với tình hình hiện nay.
Kế thừa và phát huy những kết quả đạt được, tỉnh Gia Lai đã đề ra một số mục tiêu phấn đấu trong năm 2019 và giai đoạn tiếp theo. Riêng năm 2020, toàn tỉnh phấn đấu có thêm 9 xã đạt chuẩn NTM; thêm 2 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM và 2 đơn vị đạt chuẩn NTM; bình quân đạt 15,4 tiêu chí/xã. Mới thoáng tiếp cận những con số này, không ít người cho rằng đây là mục tiêu khá “lãng mạn” và khó thực hiện. Tuy nhiên, ở góc nhìn tổng thể thì điều đó thể hiện tư duy rất mới và có tính đột phá cao. Cũng chính vì thế mà tại lễ phát động phong trào “Cả nước chung sức xây dựng NTM” giai đoạn 2021-2025, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng: Trong 5 năm tới, cần phải đề ra mục tiêu cao hơn để không ngừng xây dựng những miền quê đáng sống. Muốn làm được điều đó thì “không được chủ quan, thỏa mãn với những kết quả đạt được bởi xây dựng NTM không có điểm kết thúc”. Muốn xây dựng NTM thành công, ngoài sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị thì nhất thiết phải nâng cao nhận thức và nâng tầm tư duy của người dân-chủ thể xây dựng NTM.
 DUY LÊ

Có thể bạn quan tâm

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Úc đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới không cho phép người dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội. Tuy vẫn còn tranh cãi xung quanh quyết định này nhưng rõ ràng, xu thế chung của thế giới đều lo ngại các rủi ro khi trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.

Giảm lãi vay chưa đủ

Giảm lãi vay chưa đủ

Việc TP.HCM giảm lãi vay mua nhà cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc sở ban ngành, quận huyện, đơn vị sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách TP xuống còn 3,2%/năm đang được nhiều người quan tâm.

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đó là mong muốn của hàng triệu người làm công ăn lương khi Bộ Tài chính chính thức lấy ý kiến góp ý rộng rãi về việc sửa đổi những bất cập của luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành.