“Cái nôi” văn hóa bên bờ sông Ba

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Dành tâm huyết để giữ gìn và trao truyền những nét đẹp văn hóa của dân tộc cho thế hệ trẻ, các nghệ nhân tại xã Ia Broắi (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) đang từng ngày cống hiến để tạo nên một cộng đồng dân cư mang đậm bản sắc, xứng đáng là “cái nôi” văn hóa bên bờ sông Ba.

Từ những “hạt nhân”

Ông Siu Nhuel (buôn Ia Rniu) là nghệ nhân có tiếng trong vùng. Gia đình ông còn lưu giữ được bộ chiêng cổ. Đây là bộ chiêng do ông bà để lại. Trước khi về cõi Atâu, cha ông đã dặn dù khó khăn thế nào cũng không được bán bộ chiêng.

Ghi nhớ lời cha nên dù cuộc sống có thiếu thốn, phải ăn khoai, mì trừ bữa nhưng ông Nhuel chưa bao giờ có ý định bán bộ chiêng. Nhờ có bộ chiêng và tình yêu nhạc cụ dân tộc nên mới 15 tuổi, ông đã chơi được nhiều bài chiêng cổ. Năm 20 tuổi, ông bắt đầu chế tác các loại nhạc cụ như: đàn goong, t’rưng, nhị, sáo.

doan-nghe-nhan-xa-ia-broai-trinh-dien-cong-chieng-tai-ngay-hoi-van-hoa-cac-dan-toc-thieu-so-huyen-lan-thu-ii-nam-2024-anh-vu-chi.jpg
Đoàn nghệ nhân xã Ia Broăi trình diễn cồng chiêng tại Ngày hội văn hóa các dân tộc thiểu số huyện lần thứ II năm 2024. Ảnh Vũ Chi

Đến bây giờ, ông Nhuel cũng không thể nhớ chính xác mình đã làm bao nhiêu bộ nhạc cụ. Sau mỗi hội thi, hội diễn văn hóa-văn nghệ, ông không ngần ngại tặng nhạc cụ cho ban tổ chức và những người ông yêu mến để làm kỷ niệm. Ông chỉ giữ lại mỗi loại 1 chiếc cho mình. Khi rảnh rỗi, ông lại mang đàn, sáo ra đánh vài bản nhạc và hát các bài dân ca yêu thích cho cả nhà cùng nghe.

Ông Siu Nhuel là nghệ nhân có tiếng trong vùng bởi khả năng đánh chiêng, chế tác nhạc cụ dân tộc và đan nát Ảnh Vũ Chi
Ông Siu Nhuel là nghệ nhân có tiếng trong vùng bởi khả năng đánh chiêng, chế tác nhạc cụ dân tộc và đan nát Ảnh Vũ Chi

Cũng giống như ông Nhuel, dù đã bước sang tuổi 60 nhưng bà Rah Lan H’Nir (buôn Ia Rniu) vẫn luôn dành tình cảm đặc biệt cho những làn điệu dân ca của dân tộc mình.

Bà luôn cảm thấy mình là người may mắn khi sở hữu chất giọng cao vút và khả năng cảm âm tốt. Khi còn là một thiếu nữ, giọng hát cao vút, trong trẻo của bà đã làm xao xuyến trái tim bao chàng trai trong vùng.

Bà chia sẻ: “Tôi yêu dân ca không chỉ vì giai điệu mà bởi nó là tiếng lòng của người nghệ nhân”.

ba-rah-lan-hnir-hat-dan-ca-cung-tieng-dan-trung-cua-ong-siu-nhuel-anh-vu-chi.jpg
Bà Rah Lan H'Nir hát dân ca cùng tiếng đàn t'rưng của ông Siu Nhuel Ảnh Vũ Chi

Theo bà H’Nir, để phù hợp với hoàn cảnh, tâm trạng, khi trình diễn, người hát có thể sáng tác thêm lời cho bài dân ca. Vì vậy, nghệ nhân cũng là đồng tác giả của bài dân ca ấy. Tùy vào nội dung, ý nghĩa, mỗi bài dân ca lại có giai điệu khác nhau, lúc lãng mạn, sâu lắng khi thể hiện tình yêu đôi lứa, lúc lại rộn ràng, hối hả khi lao động hăng say. Bà luôn hát dân ca mọi lúc, mọi nơi, khi làm nương rẫy, khi hội hè, lúc vui cũng như lúc buồn với mong muốn con cháu giữ gìn cái hay, cái đẹp của văn hóa dân tộc.

Đến cộng đồng dân cư đậm bản sắc

Cùng với âm nhạc dân tộc, xã Ia Broắi còn được biết đến với những nghệ nhân dệt thổ cẩm tinh xảo như bà Nay H’Bon (buôn Ia Rniu), bà H’Krem Buôn Jă (buôn Broăi) với cách làm men rượu ghè truyền thống, ông Rcom Chluen với nghề đan lát, tạc tượng… Chính tình yêu với văn hóa dân tộc đã giúp họ bền bỉ từng ngày gìn giữ cũng như trao truyền cho thế hệ sau, tạo nên một cộng đồng dân cư đậm bản sắc.

Ở tuổi xế chiều, ông Nhuel rất tự hào khi con trai Kpă Tư đã thay mình đi biểu diễn ở khắp nơi. Được thừa hưởng năng khiếu nghệ thuật từ cha, anh Tư có thể chơi thành thạo đàn goong, t’rưng cũng như trình diễn các bài chiêng cổ. Đội cồng chiêng do anh Tư vận động thành lập đạt được nhiều giải thưởng, trong đó có giải nhất tại hội diễn nghệ thuật do huyện tổ chức năm 2024.

Thấy chị em trong làng ít người biết dệt thổ cẩm, trong khi nhu cầu sử dụng trang phục thổ cẩm vẫn cao, bà H’Bon đã nhận lời đứng lớp truyền nghề dệt cho chị em. Sau khi lớp học kết thúc, câu lạc bộ dệt thổ cẩm của xã được thành lập với 10 thành viên do bà H’Bon làm chủ nhiệm.

“Dệt thổ cẩm không khó nhưng để dệt được tấm khố, tấm váy đẹp thì đòi hỏi chị em phải luyện tập kiên trì, phải có tình yêu với từng sợi chỉ. Niềm hạnh phúc nhất của người thợ dệt là khi thấy khách hàng khoác lên mình bộ đồ thổ cẩm do chính tay mình làm”-bà H’Bon trải lòng.

Với những nghệ nhân tài năng, tâm huyết, năm 2020, đoàn nghệ nhân xã Ia Broắi gồm 22 thành viên đã được chọn đi trình diễn tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam (Khu du lịch Đồng Mô, Hà Nội). Xã có 1 nghệ nhân chỉnh chiêng, 3 nghệ nhân tạc tượng, 1 nghệ nhân chế tác nhạc cụ dân tộc, 2 nghệ nhân đan lát, 2 nghệ nhân hát dân ca và 7 nghệ nhân dệt thổ cẩm. Người dân hiện còn lưu giữ 12 bộ chiêng cổ.

Ông Nay Ham-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Broắi-cho hay: Những năm gần đây, công tác bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống tại địa phương đã có sự kế thừa và phát huy. Các nghệ nhân đều tâm huyết truyền lại cho thế hệ sau, từng bước tạo nên một đội ngũ kế cận đông đảo.

Tại Ngày hội văn hóa các dân tộc thiểu số huyện lần thứ II-2024, đoàn nghệ nhân xã Ia Broắi đã xuất sắc đạt giải nhì toàn đoàn. Đây là động lực để xã tiếp tục làm tốt công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Có thể bạn quan tâm

Hòa hợp văn hóa, cùng chung chí hướng

Hòa hợp văn hóa, cùng chung chí hướng

(GLO)- 2 tỉnh Bình Định và Gia Lai (cũ) hợp nhất là cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển vùng Duyên hải-Tây Nguyên. Cùng với các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội…, văn hóa nghệ thuật cũng được công chúng hết sức quan tâm.

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Tôi không phải một dịch giả chuyên nghiệp - mào đầu vậy hoàn toàn không phải để biện hộ cho những sơ suất, sai sót và thô lậu mà bất cứ ai khi chạm tay vào việc dịch nói riêng, việc chữ nghĩa nói chung, dẫu là tay thuận hay tay ngang, đều phải đối mặt và chịu trách nhiệm.

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Để chào đón thời khắc đặc biệt của đất nước, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ cao cả với vai trò, vị thế là cơ quan ngôn luận của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ mà người đứng đầu hệ thống Mặt trận đã tin tưởng giao phó; kể từ tháng 7.2025, Báo Đại đoàn kết ra mắt ấn phẩm Tinh hoa Việt bộ mới.
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Trong ngôi nhà sàn dưới chân núi ở làng K8, xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh), Nghệ nhân nhân dân Ðinh Chương nở nụ cười sảng khoái, hồ hởi nói: “Bà con trong làng đang trông chờ ngày 1.7.2025, để không chỉ núi liền núi, sông liền sông mà đồng bào Bana ở hai tỉnh trước đây sẽ về chung mái nhà tỉnh Gia Lai mới”.
Gánh cá của mẹ

Gánh cá của mẹ

(GLO)- Sáng sớm, khi chú gà trống choai cất tiếng gáy đầu tiên hòa vào tiếng thuyền chài khua nước ngoài sông, mẹ đã thức dậy. Bên ánh lửa bập bùng từ bếp củi, mẹ lặng lẽ chuẩn bị cho một ngày ra chợ. Hôm nay, mẹ lại gánh cá ra chợ huyện.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 – 1.7.2025), sáng 29.6, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và cắt băng khai mạc Triển lãm.
Khoảng trời quê

Khoảng trời quê

Mẹ vợ tôi, bà ngoại của 2 con trai của tôi, luôn miệng thắc mắc, ở thành phố lạ nhỉ, lúc nào cũng đông như mắc cửi và đèn điện như sao xa.

Siu Krang gìn giữ nghề tạc tượng

Siu Krang gìn giữ nghề tạc tượng

(GLO)- Hơn 35 năm gắn bó với nghề, ông Siu Krang (SN 1960, làng Dek, xã Hbông, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) vẫn duy trì kỹ thuật thủ công để chế tác tượng nhà mồ của người Jrai.

Sau cơn mưa

Sau cơn mưa

(GLO)- Với nhiều người, tự thân mưa đã gợi nỗi sầu, như một sự bất an, là niềm không mong đợi. Dẫu thế, như cỏ cây, cuộc đời mỗi người chẳng phải từ cơn mưa mà lớn khôn lên, những trải nghiệm cứ thế mà lấp đầy.

null