Cách uống rượu bia ít gây hại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo các chuyên gia dinh dưỡng người dân nên cân nhắc và uống rượu bia đúng cách để hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe.

Theo ThS.BS Nguyễn Văn Tiến, Trung tâm Giáo dục Truyền thông Dinh dưỡng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia, thực tế, bia rượu chứa cồn ethanol với nồng độ khác nhau, bia khoảng 5%, rượu vang 9-16%, rượu mạnh lên tới 40-45%. Tác động tiêu cực của rượu đối với sức khỏe vẫn lớn hơn đáng kể.

Ảnh hưởng của rượu với cơ thể

Sau khi uống, rượu đi vào cơ thể qua đường tiêu hóa và tác động đến nhiều cơ quan:

Khoang miệng và họng: Nồng độ cồn cao kích thích niêm mạc, làm tăng nguy cơ ung thư miệng và họng.

Dạ dày: Rượu hấp thụ trực tiếp qua niêm mạc dạ dày. Nếu uống khi đói, rượu đi thẳng vào máu nhanh hơn, làm tăng nguy cơ viêm loét và chảy máu dạ dày.

Hệ tuần hoàn: Rượu làm giãn mạch máu, gây đỏ mặt, hạ huyết áp, tạo cảm giác nóng.

Não bộ: Ảnh hưởng đến hệ thần kinh, làm suy giảm khả năng kiểm soát hành vi, suy nghĩ, giao tiếp và vận động.

Thận: Hoạt động như một chất lợi tiểu, gây mất nước, làm người uống dễ khát.

Gan: Chịu trách nhiệm chuyển hóa rượu, nhưng chỉ xử lý được khoảng 2 đơn vị rượu/ngày. Nếu uống quá mức, gan bị tổn thương, lâu dài có thể dẫn đến xơ gan hoặc bệnh gan nhiễm mỡ.

Việc tiêu thụ quá mức có thể gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe. (Ảnh minh hoạ)

Việc tiêu thụ quá mức có thể gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe. (Ảnh minh hoạ)

Nguyên tắc uống rượu an toàn

Bạn cần tuân thủ một số nguyên tắc để hạn chế tác hại, hạn chế lượng rượu tiêu thụ, đối với nam giới uống không quá 2 đơn vị cồn/ngày, với nữ giới uống không quá 1 đơn vị cồn/ngày.

Một đơn vị cồn tương đương: 3/4 lon bia (330 ml); 135 ml rượu vang; 30 ml rượu mạnh

Bạn hãy uống từ từ; Không uống khi đói; Nên uống chậm để cơ thể có thời gian chuyển hóa rượu; Không uống khi bụng rỗng, vì rượu hấp thu nhanh hơn, dễ gây kích ứng dạ dày.

Kết hợp với thực phẩm phù hợp

Trước khi uống: Uống nước lọc, nước trái cây, nước súp hoặc ăn rau xanh để giảm hấp thụ cồn.

Trong khi uống: Ăn thực phẩm giàu protein (thịt, cá, trứng) giúp làm chậm quá trình hấp thu rượu vào máu.

Bạn không nên uống rượu bia chung với nước có ga (vì làm tăng tốc độ hấp thu cồn), không kết hợp rượu với caffeine (vì caffeine kích thích, rượu lại ức chế thần kinh, làm tim đập nhanh, tăng nguy cơ huyết áp cao).

Việc tiêu thụ quá mức có thể gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe. Nếu uống, hãy tuân thủ nguyên tắc về liều lượng và cách uống để giảm tác động tiêu cực đến cơ thể.

Theo Như Loan (VTCNews)

Có thể bạn quan tâm

Nghiện rượu - tan vỡ mái ấm, rối loạn tâm thần

Nghiện rượu - tan vỡ mái ấm, rối loạn tâm thần

(GLO)- Tại Bệnh viện Tâm thần kinh Pleiku, nhiều bệnh nhân đang điều trị rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng rượu. Điều đáng nói, sau thời gian điều trị khỏi bệnh về nhà, họ lại tái nghiện rượu, khiến gia đình xung đột, người thân xa lánh, mái ấm đổ vỡ...

Thuốc Femancia

Gia Lai: Cảnh báo về thuốc Femancia và hai sản phẩm thực phẩm không còn hiệu lực lưu hành

(GLO)- Sở Y tế vừa ban hành văn bản thông báo thu hồi toàn bộ thuốc Femancia, số đăng ký VD-27929-17, do vi phạm mức độ 2 theo quy định của Bộ Y tế. Đây là loại thuốc có dạng viên nang cứng, chứa sắt nguyên tố (dưới dạng sắt fumarat) và acid folic, do Công ty Cổ phần Dược phẩm Me Di Sun sản xuất.

Người bị gan nhiễm mỡ nên uống gì?

Người bị gan nhiễm mỡ nên uống gì?

(GLO)- Gan nhiễm mỡ là một trong những bệnh lý phổ biến do thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu lành mạnh. Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn, lựa chọn đồ uống phù hợp cũng đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ điều trị và cải thiện chức năng gan. Dưới đây là một số gợi ý cho bạn.

Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý y tế cho công chức 77 xã, phường phía Tây tỉnh Gia Lai

Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý y tế cho công chức 77 xã, phường phía Tây tỉnh Gia Lai

(GLO)- Sáng 23-7, tại phường Pleiku, Sở Y tế tỉnh Gia Lai khai mạc lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý cho công chức cấp xã phụ trách lĩnh vực y tế của 77 xã, phường khu vực phía Tây tỉnh. Trước đó, công chức cấp xã của 58 xã, phường khu vực phía Đông tỉnh đã được bồi dưỡng lĩnh vực này.

Các cơ sở y tế phải chủ động kế hoạch mua sắm đầy đủ thuốc, nhất là thuốc cấp cứu, phòng dịch, chế phẩm máu và thuốc tiền mê giảm đau. Ảnh: Thảo Khuy

Chủ động đảm bảo cung ứng thuốc phục vụ khám, chữa bệnh

(GLO)- Trước nguy cơ thiếu hụt thuốc do ảnh hưởng từ dịch bệnh (Covid-19, sốt xuất huyết...), chiến sự tại một số khu vực trên thế giới cùng với sự gián đoạn chuỗi cung ứng từ nước ngoài, Sở Y tế vừa yêu cầu các đơn vị y tế trên địa bàn chủ động đảm bảo nguồn thuốc phục vụ công tác khám, chữa bệnh.

null