Các hãng máy ảnh liên minh chống lại deepfake bằng công nghệ mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nikon, Sony, Canon đang nỗ lực nhúng chữ ký số vào máy ảnh của họ, loại chữ ký này sẽ đóng vai trò là bằng chứng để xác minh nguồn gốc bức ảnh.

Trước vấn nạn có nhiều bức ảnh giả mạo tinh vi tràn lan, khó phân biệt, gây ra nhiều hệ lụy nhất định cho xã hội, mới đây các nhà sản xuất máy ảnh đình đám đã và đang nỗ lực phản ứng lại bằng siêu công nghệ mới. Công nghệ này có thể giúp xác minh tính xác thực của bức ảnh.

Theo thông tin mới vừa được công bố, các nhà sản xuất máy ảnh nổi tiếng như Nikon, Sony Group và Canon đang nỗ lực tích hợp chữ ký số vào các sản phẩm máy ảnh của mình, chữ ký số này sẽ đóng vai trò là bằng chứng về nguồn gốc và tính toàn vẹn của bức ảnh.

Liên minh các nhà sản xuất máy ảnh chống lại deepfake bằng công nghệ mới. Ảnh: Petapixel

Liên minh các nhà sản xuất máy ảnh chống lại deepfake bằng công nghệ mới. Ảnh: Petapixel

Theo báo cáo của tờ Nikkei Assia, chữ ký số công nghệ mới sẽ chứa thông tin như ngày, giờ, địa điểm và người chụp ảnh và sẽ có khả năng chống giả mạo. Điều này sẽ giúp các phóng viên ảnh và các chuyên gia khác đảm bảo độ tin cậy cho bức ảnh của họ.

Nikon, Sony và Canon sẽ tích hợp tính năng này vào các máy ảnh SLR không gương lật chuyên nghiệp của mình. Ba nhà sản xuất máy ảnh khổng lồ này cũng đã đồng ý một tiêu chuẩn toàn cầu về chữ ký số, điều này sẽ giúp chúng tương thích với một công cụ xác thực dựa trên trang web có tên là Verify.

Công cụ này do liên minh các tổ chức tin tức, công ty công nghệ và nhà sản xuất máy ảnh toàn cầu đưa ra, nó sẽ cho phép mọi người kiểm tra thông tin xác thực của hình ảnh một cách miễn phí. Trang web Verify sẽ hiển thị thông tin liên quan, nếu hình ảnh có chữ ký số. Nếu trí tuệ nhân tạo tạo ra bức ảnh, Verify sẽ gắn cờ hình ảnh đó là "Không có thông tin xác thực nội dung".

Công nghệ máy ảnh mới dự kiến ​​sẽ ra mắt vào năm 2024. Sony sẽ phát hành nó vào mùa xuân năm 2024 và Canon sẽ đi theo vào cuối năm. Sony, Canon cũng đang xem xét bổ sung tính năng này cho video. Ngoài ra, Canon cũng phát hành một ứng dụng quản lý hình ảnh để biết liệu con người có chụp ảnh đó hay không.

Sự cần thiết của công nghệ như vậy là điều hiển nhiên, vì các hình ảnh giả mạo về các nhân vật nổi tiếng như cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã lan truyền trong năm 2023, chúng đặt ra câu hỏi về độ tin cậy của nội dung trực tuyến.

Chung quy lại, các nhà sản xuất máy ảnh hy vọng công nghệ xác thực mới của họ sẽ giúp khôi phục niềm tin của cộng đồng vào các bức ảnh, vốn dùng để ghi lại các khoảnh khắc chuyển động mỗi ngày của thế giới.

Có thể bạn quan tâm

500 nhà khoa học, lãnh đạo quốc tế bàn về trí tuệ nhân tạo cho tương lai

500 nhà khoa học, lãnh đạo quốc tế bàn về trí tuệ nhân tạo cho tương lai

Phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) an toàn và vững bền, các hệ thống trí tuệ tăng cường kết hợp trí tuệ tự nhiên và trí tuệ nhân tạo, Chính phủ sử dụng AI phục vụ tốt nhất cho công dân... là những vấn đề thời sự toàn cầu được các nhà khoa học quốc tế thảo luận tại hội thảo diễn ra sáng nay 11.1.