Các địa phương giám sát chặt thị trường tránh đầu cơ găm hàng sau bão lũ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Lực lượng quản lý thị trường ở nhiều địa phương đã phát hiện và xử lý kịp thời hành vi vi phạm liên quan đến lĩnh vực giá, đầu cơ hàng hóa, nâng giá, trục lợi bất hợp pháp sau bão lũ.
Khách hàng mua sắm hàng hóa tại siêu thị Co.opmart Hà Nội. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)
Khách hàng mua sắm hàng hóa tại siêu thị Co.opmart Hà Nội. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Trước hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi) gây nhiều thiệt hại và có thể gây ảnh hưởng đến thị trường nên lực lượng quản lý thị trường đã đồng loạt ra quân, triển khai biện pháp nghiệp vụ, quản lý địa bàn.

Qua đó, nhằm ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời hành vi vi phạm liên quan đến lĩnh vực giá, đầu cơ hàng hóa, găm hàng tạo khan hiếm hàng hóa để nâng giá, trục lợi bất hợp pháp, đảm bảo ổn định giá cả, đảm bảo cung ứng đầy đủ mặt hàng thiết yếu cho người dân.

Những ngày qua, do ảnh hưởng thời tiết diễn biến phức tạp, trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang xảy ra mưa dông, mưa lớn cục bộ, các phương tiện lưu thông đường thủy từ nội địa đến thành phố Phú Quốc ngưng hoạt động làm ảnh hưởng đến nguồn cung hàng hóa thiết yếu và tình hình lưu trú của du khách trên địa bàn thành phố Phú Quốc.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương, Tổng Cục Quản lý thị trường, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Kiên Giang và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Phú Quốc về việc chủ động ứng phó với dông, mưa lớn cục bộ, Đội Quản lý thị trường số 4 đã tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu phục vụ người dân như lương thực, thực phẩm, rau củ quả.

Qua kiểm tra, giám sát chưa phát hiện trường hợp vi phạm, đồng thời, Đội lồng ghép tuyên truyền phổ biến các quy định pháp luật về giá cả, bán đúng giá niêm yết, an toàn thực phẩm.

Cán bộ Quản lý thị trường Kiên Giang kiểm tra hàng hóa tại cửa hàng bách hóa tổng hợp ở phường Vĩnh Thanh Vân, TP Rạch Giá. (Ảnh: Văn Sĩ/TTXVN)

Cán bộ Quản lý thị trường Kiên Giang kiểm tra hàng hóa tại cửa hàng bách hóa tổng hợp ở phường Vĩnh Thanh Vân, TP Rạch Giá. (Ảnh: Văn Sĩ/TTXVN)

Tương tự, tại Thanh Hóa, qua hoạt động giám sát thị trường, nhìn chung giá bán các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu và các mặt hàng phục vụ sửa chữa công trình xây dựng, sữa chữa điện, điện tử, máy, thiết bị và đồ gia dụng ổn định, hàng hóa cung ứng đủ cho nhu cầu của người dân, không xảy ra hiện tượng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý.

Tuy nhiên, lực lượng quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá sẽ tiếp tục chỉ đạo 2 tổ công tác trên địa bàn huyện Như Xuân và Như Thanh tăng cường bán sát địa bàn, giám sát thị trường, xử lý nghiêm hành vi vi phạm liên quan đến lĩnh vực giá, đầu cơ hàng hóa, tạo khan hiếm hàng hóa nhằm nâng giá, trục lợi bất hợp pháp để đảm bảo ổn định thị trường, phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.

Mới đây, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Hòa Bình đã có văn bản số 666/QLTTHB-NVTH chỉ đạo các phòng, các đội quản lý thị trường về việc tăng cường quản lý theo địa bàn, thu thập, thẩm tra, xác minh thông tin, giám sát phát hiện kịp thời diễn biến bất thường của hàng hoá lưu thông trên thị trường nhất là lương thực, thực phẩm, xăng dầu, hàng hóa thiết yếu và mặt hàng phục vụ sửa chữa công trình xây dựng, sửa chữa điện, điện tử, máy móc, thiết bị và đồ gia dụng.

Ngoài ra, các đơn vị triển khai biện pháp nghiệp vụ, tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm liên quan đến lĩnh vực giá, đầu cơ hàng hóa, tạo khan hiếm hàng hóa nhằm nâng giá, trục lợi bất hợp pháp; kiên quyết không để xảy ra tình trạng găm hàng, đẩy giá nhằm đảm bảo ổn định giá cả, cung-cầu các mặt hàng, nhất là lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu trên địa bàn; phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Hòa Bình đã tiến hành nắm bắt tình hình giá cả, nguồn hàng dự trữ một số hàng hoá thiết yếu tại một số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.

Cục Quản lý thị trường tỉnh Hoà Bình đánh giá thị trường hàng hóa tương đối ổn định, hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân vẫn chủ động cung ứng tại các siêu thị đều được đảm bảo, đặc biệt với mặt hàng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân như gạo, nước sạch đóng chai, bánh ngọt, lương khô, mỳ tôm, sữa, dầu ăn, bánh mỳ, đồ thịt cá hộp chế biến.

Đại diện doanh nghiệp được làm việc cho biết lượng hàng hóa thiết yếu dự trữ đầy đủ theo đúng cam kết đã ký kết với Sở Công Thương về việc dự trữ hàng hóa phục vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn nên không có hiện tượng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý và không để tình trạng khan hiếm hàng xảy ra trên địa bàn.

Cùng đó, các đơn vị kinh doanh xăng dầu lớn trên địa bàn chủ động kế hoạch nhập hàng từ trước vào kho, bể chứa, đảm bảo cung ứng cho sản xuất và sinh hoạt.

Còn tại Cao Bằng, nhu cầu mua sắm dự trữ hàng hóa tiêu dùng của người dân trên địa bàn tỉnh có xu hướng tăng so với những ngày trước đó, tập trung vào một số mặt hàng thiết yếu, nhu yếu phẩm như mỳ tôm, rau xanh các loại, nước uống đóng bình...

Nguyên nhân bởi một số tuyến giao thông bị chia cắt, hoa màu bị ngập lụt nhiều nơi sau mưa khiến nguồn cung rau xanh giảm, giá cả một số mặt hàng rau, củ, quả có xu hướng tăng nhẹ, tập trung tại chợ truyền thống, cửa hàng bán lẻ.

Về cơ bản tình hình thị trường trên địa bàn tỉnh Cao Bằng ổn định, hàng hóa cung ứng đủ cho nhu cầu của người dân, không xảy ra hiện tượng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý.

Tuy nhiên, Cục Quản lý thị trường tỉnh Cao Bằng vẫn tiếp tục chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường bám sát địa bàn bố trí ít nhất 1 tổ công tác thường trực 24/24 giờ để trực tiếp xử lý các vấn đề phát sinh.

Mặt khác, lực lượng chủ động, phối hợp với các ngành, lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi vi phạm liên quan đến lĩnh vực giá, đầu cơ hàng hóa, tạo khan hiếm hàng hóa nhằm nâng giá, trục lợi bất hợp pháp.

Bên cạnh đó, kiên quyết không để xảy ra tình trạng găm hàng, đẩy giá nhằm đảm bảo ổn định giá cả, cung cầu các mặt hàng, nhất là lương thực, thực phẩm, xăng dầu, hàng hóa thiết yếu và mặt hàng phục vụ sửa chữa công trình xây dựng (tấm lợp, tôn kẽm, nhôm kính …), sửa chữa điện, điện tử, máy móc, thiết bị và đồ gia dụng nhằm đảm bảo ổn định tình hình thị trường, phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng.

Ông Hà Long Thành - Giám đốc vận hành sản xuất WinEco cho biết trong bối cảnh nhiều địa phương miền Bắc chịu ảnh hưởng nặng nề bởi bão số 3, WinEco đã ngay lập tức triển khai kế hoạch thu hoạch, vận chuyển và phân phối nông sản từ miền Nam ra miền Bắc nhằm khắc phục tình trạng thiếu hụt rau củ do thiên tai.

“Dù chi phí vận hành, vận chuyển tăng nhưng nông sản WinEco được bày bán tại chuỗi siêu thị, cửa hàng WinMart, WinMart+, WIN không tăng giá để đồng hành cùng người dân” - ông Hà Long Thành nhấn mạnh.

Ông Hoàng Chí Dũng, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Hà Nam cho biết đến thời điểm này, cơ bản hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân vẫn được chủ động cung ứng tại các chợ dân sinh, siêu thị, cửa hàng tiện lợi… với giá cả hợp lý, không có nhiều biến động.

Sở Công Thương vẫn đang theo dõi sát diễn biến thời tiết cũng như tình hình cung-cầu hàng hóa trên thị trường để triển khai giải pháp điều tiết phù hợp, nỗ lực bằng mọi cách không để đứt gãy nguồn cung hàng hóa thiết yếu sau bão.

Theo ông Bùi Nguyễn Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), ngày 11/9/2024, Bộ Công Thương ban hành Công điện hỏa tốc số 6969/CĐ-BCT về việc tập trung khắc phục hậu quả sau bão số 3 và mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét sau bão; trong đó, tập trung triển khai một số nhiệm vụ gồm tổ chức triển khai Tổ công tác tiền phương về cung ứng, điều tiết hàng hóa thiết yếu tại các địa phương chịu ảnh hưởng sau bão số 3 để trực tiếp nắm bắt tình hình thị trường và nhu cầu hàng hóa thiết yếu.

Ngày 14/9, Vụ Thị trường trong nước cũng tham mưu Bộ Công Thương cũng đã ban hành Công điện về tăng cường cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi).

Ngoài ra, tiếp tục tham mưu Bộ Công Thương ban hành Công điện số 7323/CĐ-BCT về việc chủ động chuẩn bị dự trữ, cung ứng hàng hóa thiết yếu ứng phó cơn bão số 4 (Soulik) 2024. Trong cả 2 công điện này đều yêu cầu đảm bảo việc dự trữ, cung ứng hàng hóa đến các địa phương cả nước, không để thiếu hàng hoá thiết yếu.

Theo Uyên Hương (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Rộn ràng chợ phiên Đăk Rơ Wa

Rộn ràng chợ phiên Đăk Rơ Wa

Đa dạng các sản phẩm cây nhà lá vườn đã được những người nông dân chất phác ở xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum đưa ra chợ phiên từ sáng thứ 7.

Kông Chro quảng bá nông sản thông qua hội chợ

Kông Chro quảng bá nông sản thông qua hội chợ

(GLO)- Từ đầu năm đến nay, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) tổ chức thành công 4 hội chợ, phiên chợ và hội thi giới thiệu nông sản an toàn. Đây là dịp để các hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và người dân kết nối cung cầu, quảng bá sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Kiểm soát hàng hóa qua sàn điện tử

Kiểm soát hàng hóa qua sàn điện tử

Một trong những nguyên nhân khiến lộ lọt thông tin từ camera an ninh của nhiều gia đình, mà Thanh Niên phản ánh trên số báo hôm nay, chính là mua phải hàng trôi nổi trên thị trường, trong đó số lượng không nhỏ đến từ các sàn thương mại điện tử đang bùng nổ mạnh mẽ tại VN.

Sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên: Khẳng định chỗ đứng trên thị trường

Sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên: Khẳng định chỗ đứng trên thị trường

(GLO)- Tận dụng lợi thế vùng nguyên liệu sẵn có tại địa phương để tạo ra những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe đang trở thành xu hướng của nhiều cơ sở sản xuất. Việc này không chỉ góp phần thay đổi thói quen của người tiêu dùng mà còn gia tăng giá trị của thảo mộc.