Các địa phương chủ động điều chỉnh kế hoạch dạy học ứng phó COVID-19

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các Sở Giáo dục và Đào tạo căn cứ tình hình dịch COVID-19 tại địa phương sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán để cho học sinh đi học hoặc nghỉ học ở trường.

 Các tỉnh, thành phố căn cứ tình hình dịch COVID-19 tại địa phương để cho học sinh đi học hoặc nghỉ học ở trường. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Các tỉnh, thành phố căn cứ tình hình dịch COVID-19 tại địa phương để cho học sinh đi học hoặc nghỉ học ở trường. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)


Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có công văn gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo, các Trường Trung học phổ thông trực thuộc về việc thực hiện chương trình giáo dục và phòng chống dịch COVID-19.

Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch COVID-19, để đảm bảo an toàn cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh tại các cơ sở giáo dục; đồng thời, tiếp tục triển khai kế hoạch học kỳ 2 năm học 2020-2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các Sở Giáo dục và Đào tạo căn cứ tình hình dịch COVID-19 tại địa phương sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán để chủ động báo cáo Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố xin ý kiến về việc cho học sinh đi học hoặc nghỉ học ở trường, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho giáo viên, học sinh.

Các địa phương chủ động điều chỉnh kế hoạch giáo dục học kỳ 2 năm học 2020-2021 theo tinh thần chỉ đạo tại Công văn số 432/BGDĐT-GDTrH ngày 29/1/2021 về việc chủ động điều chỉnh kế hoạch dạy học ứng phó với dịch COVID-19.

Tổ chức thực hiện dạy học trực tuyến (qua Internet, trên truyền hình) trong trường hợp học sinh nghỉ học ở trường theo hướng dẫn tại Công văn số 1061/BGDĐT-GDTrH ngày 25/3/2020 và các văn bản có liên quan của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nội dung dạy học trực tuyến phải bảo đảm tính khoa học, sư phạm, phù hợp với đối tượng học sinh theo từng cấp học.

Cách thức tổ chức linh hoạt, phù hợp với điều kiện của địa phương và cơ sở giáo dục, đảm bảo hiệu quả.

Các Sở Giáo dục và Đào tạo chủ động nắm bắt tình hình học sinh đi học sau Tết Nguyên đán, nhất là học sinh vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn; có giải pháp hỗ trợ dạy và học trực tuyến, duy trì sĩ số học sinh, không để học sinh nghỉ học vì hoàn cảnh khó khăn; xây dựng phương án bồi dưỡng, phụ đạo học sinh khi đi học trở lại tại trường.

Theo Việt Hà (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Bằng tình yêu nghề, mến trẻ nên dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng cô Ksor H'Hiền vẫn quyết tâm gắn bó với sự nghiệp trồng người. Ảnh: Vũ Chi

Ksor H'Hiền: Gia cảnh khó khăn vẫn quyết tâm gắn bó với bục giảng

(GLO)- Mặc dù đời sống giáo viên đã được cải thiện nhiều so với trước đây, song vẫn còn những trường hợp thầy cô giáo, đặc biệt là giáo viên hợp đồng đang phải vật lộn với gánh nặng mưu sinh. Cô giáo Ksor H’Hiền (tổ 2, phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) là một trường hợp như thế.

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Dù Bộ GD-ĐT đưa ra nhiều lý giải, hướng dẫn về việc dạy học tích hợp nhưng thực tế ở các nhà trường cho thấy tất cả chỉ là giải pháp "chữa cháy", chưa thể yên tâm khi nói về chất lượng dạy học môn học này khi chưa có giáo viên.

Sắp có khung năng lực số cho người học

Sắp có khung năng lực số cho người học

Theo Dự thảo Thông tư ban hành Khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân đang được Bộ GD&ĐT đưa ra lấy ý kiến khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm 6 miền năng lực, giúp người học có được năng lực số phù hợp với từng cấp học bậc học.