Bữa tiệc đậm vị quê

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Có một thời gian tôi sống ở Đà Lạt, thuê trọ trong khu nhà của vợ chồng già xứ Quảng và không quên bữa tiệc Giáng sinh với những món ngon quê nhà cụ bà bày biện đãi khách ấm áp và chân tình...
Gia đình cụ Lan đãi khách trọ tiệc Giáng sinh với món quê hương như mít trộn, bánh xèo, bánh tráng cuốn thịt heo. Ảnh: S.T

Gia đình cụ Lan đãi khách trọ tiệc Giáng sinh với món quê hương như mít trộn, bánh xèo, bánh tráng cuốn thịt heo. Ảnh: S.T

Nhớ những ngày chúng tôi còn thuê trọ nhà cụ Lan trên đường Hoàng Diệu. Gia đình ông bà là dân trí thức gốc Quảng, vào Đà Lạt những ngày nơi này còn hoang vắng. Ông thường nắm tay bà đi lễ nhà thờ, bảo bà đưa túi để ông cầm.

Ông bà đối với khách trọ chúng tôi cũng luôn ấm áp, như con cháu trong nhà. Dãy trọ có mười phòng thì có đến hơn nửa là dân Quảng, chủ nhà vẫn ưu tiên cho sinh viên, người lao động đồng hương nghèo khó. Thỉnh thoảng, bà nấu gì ngon lại đem chia cho mỗi phòng một chút ăn lấy thảo.

Một hôm, gần Giáng sinh, mấy cô cậu sinh viên trong dãy trọ nhặt được lá thư viết cho ông già Noel của thằng cu Bớp - cháu ngoại, sống với ông bà. Nó để lá thư trong bít tất treo ngoài hiên, và một cơn gió đã thổi bay ra sân nhà.

Trong thư thằng cu xin ông già Noel hãy tặng nó một bộ áo đấu số 10 giống như danh thủ Messi đang mặc. Mấy cô cậu bí mật mua một bộ rồi gửi vào phòng thằng bé. Cu Bớp phấn khích, tưởng rằng ông già Noel có thật trên đời. Ông bà Lan cũng vui theo, khen đám trẻ coi láu táu vậy mà chu đáo.

Đêm Giáng sinh, ông bà làm một bữa cơm ấm cúng mời cả xóm trọ tham gia. Chúng tôi không thể nào kìm nổi trước mùi thơm của thức ăn, của âm thanh hành tỏi phi thơm lách tách tỏa ra sau căn bếp của cụ.

Mỗi người trong xóm trọ xúm lại phụ làm bếp, mang cả bếp ga mini ra giữa sân để chiên xào. Chiếc bàn ghép xếp dài dần được lấp đầy những món ăn hấp dẫn. Chả ram bắp gói trong bánh tráng Quảng chiên vàng ruộm, chấm với tương ớt tự ủ dẻo dẻo cay cay, hợp với cái lạnh tê tái của Đà Lạt.

Mít non ngâm chanh muối trắng phau đem trộn gỏi với thịt ba chỉ, rau thơm rắc đậu phụng rang và hành phi thơm phức, xúc cùng bánh tráng. Mít non ngòn ngọt bùi bùi kết hợp với vị giòn thơm beo béo của bánh tráng nướng chẳng thể dừng lại ở miếng đầu tiên.

Hay thanh mát như món bánh tráng cuốn thịt heo rau sống chấm mắm nêm. Dằn bụng với bánh xèo nóng ăn cùng cải non, cắn một miếng vị cay nồng của cải non đã xông lên đến mũi, đã đời trong một ngày đông.

Thêm chút ngọt ngào cho đêm Giáng sinh là món bánh in nhân đậu đen dẻo ngọt được bà cụ Lan chuẩn bị từ trước. Bà cụ đến là kỹ càng, khéo léo. Bà đóng bánh mười cái như một, bông hoa trên mặt bánh trắng muốt và sắc nét gói trong miếng giấy kiếng màu đỏ, đẹp không nỡ ăn. Ông cụ Lan cười móm mém: “Nhà chú đơn giản, toàn món nhà quê rứa đó. Tết nhứt hay Giáng sinh cũng cứ vậy mà làm tới thôi”.

Chúng tôi cũng hiểu nếp ăn ở của gia đình cụ, giản dị mà chỉn chu. Xấp bánh tráng, hũ mắm nêm, đậu đen, mít non, đường bát, gạo nếp… đều được gửi từ quê vào. Thực ra, những món này có thể tìm mua ở các khu chợ gần nhà.

Nhưng với ông bà, thức ăn được gieo trồng, đánh bắt trên mảnh đất cha ông luôn giữ một hương vị riêng, khó trộn lẫn. Đôi khi hương vị đó là cái tình, sự chắt chiu của bà con, anh em đối với mình.

Ông bà có một khoảnh đất nhỏ trồng rau và cây trái, cứ đến độ thu hoạch cũng gửi ra quê những rau trái ngon lành trước nhất. Nhờ những thùng hàng gửi qua gửi lại mà sợi dây kết nối với quê nhà càng bền chặt.

Những đứa con xa nhà, ngồi bên mâm cơm đêm Giáng sinh đậm đà ấy mà cảm nhận được vị quê, chút ấm áp, dịu dàng của tình đồng hương, để bớt chạnh lòng nhớ nhà khi nghe tiếng chuông nhà thờ vang vọng.

Có thể bạn quan tâm

Chênh chao mùa về

Chênh chao mùa về

(GLO)- Những ngày này, mưa dường như đã ngừng rơi. Khoảng mênh mông bao la chờn vờn mây trắng bỗng trở thành phông nền cho bức tranh thiên nhiên vời vợi nắng. Gió cũng đã thao thiết trở mùa.

Chiếc áo ấm cũ

Chiếc áo ấm cũ

Mấy ngày nay trời trở lạnh. Mẹ lúi húi dọn tủ đồ, rồi lấy ra chiếc áo len đã cũ, phần ống tay đen nhẻm, lại còn bị bung chỉ một đoạn. Thay vì bỏ đi, mẹ vuốt ve rồi lấy kim chỉ ra khâu khâu vá vá.

Về trong tiếng gió

Về trong tiếng gió

(GLO)- Nhiều khi, tôi thấy gió thổi trống không phía sau lưng mình. Thời gian vừa thoáng như chồi biếc đã thấy lá vàng, chẳng để lại gì nhiều nhưng đủ gợi những vời vợi nhớ thương trong cuộc đời.

Vệt phố

Vệt phố

(GLO)- Nương náu phố núi hơn 40 năm ròng nhưng hình như tôi chưa kịp hiểu hết những ngõ ngách thẳm sâu trong lòng phố.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Thương những tàn phai

(GLO)- Giao mùa, khi làn gió mang hơi lạnh ào qua, những chiếc lá khô bứt khỏi cành rơi lả tả. Một chiếc lá rơi, một cánh hoa tàn, một buổi chiều nhạt nắng tạo nên khung cảnh tịch liêu với vẻ đẹp rất riêng. Có người bảo đó là cái đẹp của sự tàn phai.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Bữa cơm ngoài đồng

(GLO)- Tôi sinh ra từ làng, lớn lên cùng cánh đồng mỗi năm 2 vụ chính. Thuở ấu thơ, tôi và cánh đồng cùng đi qua những mùa mưa nắng, cùng đằm vị mồ hôi chát mặn của cha mẹ và niềm vui lan tỏa của những bữa cơm ngoài đồng.

“Có nỗi nhớ không mang tên”

“Có nỗi nhớ không mang tên”

(GLO)- Chiếc xe khách lướt êm trên quốc lộ 14 uốn lượn theo những hàng thông. Mặt trời đã ở phía sau lưng, hoàng hôn lộng lẫy dát vàng lên những tàng cây cao vút. Khi bước chân tôi chạm vào vùng đất đỏ bazan thì sương mù cũng vừa bảng lảng.

Cá đồng mùa lụt

Cá đồng mùa lụt

(GLO)- Ở quê tôi, gia đình nào cũng có những bộ đồ nghề đánh bắt cá, chủ yếu là tự làm bằng tre nứa như: nơm, đó, lờ, ống lươn, rớ, đăng, cần câu, chà (chà di)… Ngay từ nhỏ, tôi đã được cha và chú dạy cách đan một số dụng cụ đánh bắt cá nước ngọt.

“Mưa trên biển vắng”

Mưa trên biển vắng

(GLO)- Tôi biết mình mãi là người của núi, nhưng thi thoảng trong giấc mơ mùa hạ, tôi lại nghe tiếng sóng vỗ nhòa vào mỏm đá xa xưa. Như thể tự kiếp nào, tôi đã bỏ quên ở biển thứ gì đó thẫm xanh, để bây giờ, không thể khác hơn, tôi luôn bị xâm chiếm bởi một nỗi nhớ biển.
Như cau trước bão

Như cau trước bão

(GLO)- Lúc gia đình tôi chuyển về nơi ở mới, ngay trước cửa đã có hàng cau thẳng tắp. Cây nối nhau, cao tầm hơn chục mét, như chiếc lược lớn chải vào mây trời.

Trăng ngọc ngà

Trăng ngọc ngà

Non đêm, mấy người đàn ông trung niên trong xóm tụ lại trước sân nhà Minh, chơi cờ giết thời gian, ca hát góp vài tiếng lao xao chờ đón trăng lên. Trong đám người lao xao đó có vợ chồng Thụy.
Mây ngũ sắc…

Mây ngũ sắc…

Bà ơi bà! Giá mà bà cháu mình được ngồi đung đưa trên vầng trăng lưỡi liềm kia thì vui phải biết. Hai bà cháu mình ngắm mây bay luồn qua những kẽ ngón chân. Thò tay xuống nhón mây chỗ này thả ra chỗ kia. Nặn lại mấy vầng mây hình thù xấu xí kia thành hình bông hoa, con cún.
Lời sóng vỗ

Lời sóng vỗ

(GLO)- Biển trong mắt người gắn mình với xứ núi hơn 40 năm luôn là một điều bí ẩn. Có lẽ vì thế nên những lần đắn đo lựa chọn điểm đến cho những kỳ nghỉ ngắn hoặc dài ngày, nơi có biển vẫn luôn là ưu tiên.
Nhớ những mùa vàng

Nhớ những mùa vàng

(GLO)- Những mùa lúa vàng trĩu bông thơm mùi rơm rạ là hình ảnh đã ăn sâu vào ký ức bao thế hệ người Việt, đặc biệt là những người lớn lên ở thôn quê.
Thơm thảo mùa thu

Thơm thảo mùa thu

(GLO)- Một buổi chiều thu, giữa người xe phố phường giăng mắc, tôi chợt thấy bên vỉa hè một chị hàng rong lặng lẽ bày ra những quả hồng. Những quả hồng chín ửng căng bóng, màu cam đỏ pha chút thẫm xanh dịu mắt được xếp vào chiếc mẹt tre.