Bột xương động vật từ nơi có dịch bò điên qua Campuchia vào Việt Nam: Đề nghị điều tra các đối tượng hợp thức hóa giấy tờ kiểm dịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Gần đây, một số doanh nghiệp phản ánh, có nguy cơ các sản phẩm lậu là bột hồng cầu và bột xương động vật từ châu Âu (nơi có dịch bò điên) qua cửa khẩu Campuchia bằng xe tải hoặc sà lan vào Việt Nam.

Gần đây, một số doanh nghiệp phản ánh, có nguy cơ các sản phẩm lậu là bột hồng cầu và bột xương động vật từ châu Âu (nơi có dịch bò điên) qua cửa khẩu Campuchia bằng xe tải hoặc sà lan vào Việt Nam.

Ảnh minh họa theo Dunya News

Ảnh minh họa theo Dunya News

Bộ NN-PTNT vừa có văn bản gửi các tỉnh Long An, Tây Ninh, Kiên Giang, Đồng Tháp, An Giang, Bình Phước, đề nghị ngăn chặn tình trạng vận chuyển trái phép sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc qua biên giới, đề phòng nguồn hàng từ vùng có dịch bò điên.

Theo Bộ NN-PTNT, thời gian gần đây, có hiện tượng một số tổ chức, cá nhân vận chuyển sản phẩm từ động vật nhai lại (gia súc) có chứa bột xương thịt (MBM), protein động vật đã qua chế biến (PAPs); trong đó có thể có các sản phẩm là bột hồng cầu và bột xương động vật từ châu Âu (nơi có dịch bò điên) qua cửa khẩu Campuchia bằng xe tải hoặc sà lan vào Việt Nam.

Do đó, Bộ NN-PTNT đề nghị lãnh đạo các tỉnh chỉ đạo cơ quan chức năng ngăn chặn và xử lý nghiêm các vụ vận chuyển trái phép sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, không có giấy chứng nhận kiểm dịch, không được phép vào Việt Nam.

Cơ quan chức năng ở tỉnh Thái Nguyên tổ chức tiêu hủy một lô thịt gà nhập lậu, bắt giữ vào đêm 20-5. Ảnh: DMS

Cơ quan chức năng ở tỉnh Thái Nguyên tổ chức tiêu hủy một lô thịt gà nhập lậu, bắt giữ vào đêm 20-5. Ảnh: DMS

Bộ NN-PTNT cũng đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh chỉ đạo cơ quan chức năng lập các chuyên án, điều tra các tổ chức, cá nhân tiếp tay hợp thức hóa, làm giả, làm trái quy định các loại giấy tờ kiểm dịch nhập khẩu, kiểm dịch vận chuyển thực phẩm lậu, thực phẩm bẩn.

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

(GLO)- Chị Phan Thị Bích Bình-Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là người tiên phong đưa cây dứa mật về trồng ở vùng đất Ia Nhin mang lại thu nhập cao và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

(GLO)- Bắt đầu với một vài bụi rau má, bà Nguyễn Thị Ánh (thôn Tân Tụ, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã mở rộng quy mô trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình cũng như tạo việc làm cho lao động địa phương.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

null