Bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên dịp hè: Linh hoạt, hiệu quả

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Công tác bồi dưỡng hè được Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai tổ chức thường niên. Không chỉ giúp cán bộ quản lý, giáo viên cập nhật kiến thức, từng bước nâng cao năng lực theo chuẩn nghề nghiệp, việc làm này còn góp phần đổi mới toàn diện nền giáo dục.
Toàn tỉnh hiện có 762 trường mầm non và phổ thông với hơn 20,8 ngàn cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên. Để kịp thời giúp đội ngũ cán bộ, giáo viên cập nhật, bổ sung kiến thức, nâng cao năng lực chuyên môn trước thềm năm học mới, từ ngày 18 đến 20-8, Sở GD-ĐT đã phối hợp với Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai tổ chức 24 lớp bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán bậc mầm non, tiểu học và THCS. Riêng bậc THPT và giáo dục thường xuyên, Sở sẽ phối hợp với Trường Đại học Vinh tổ chức 15 lớp bồi dưỡng cho 890 học viên trong tháng 9 tới.
Quang cảnh khai mạc lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán bậc mầm non, tiểu học và THCS năm học 2021-2022. Ảnh: Mộc Trà
Quang cảnh khai mạc lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán bậc mầm non, tiểu học và THCS năm học 2021-2022. Ảnh: Mộc Trà
Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, các lớp bồi dưỡng đều diễn ra trực tuyến thông qua phần mềm Zoom pro, có sự phân chia theo từng bậc học. Cô Đinh Thị Mỹ Hằng-giảng viên Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai-chia sẻ: “Bồi dưỡng trực tuyến sẽ hạn chế hơn về khả năng trao đổi, thảo luận, nhất là không thể thực hiện các hoạt động tập trung. Tuy nhiên, tôi cho rằng, chỉ cần nghiên cứu kỹ tài liệu cộng với sự hướng dẫn của báo cáo viên thì học viên có thể đáp ứng được yêu cầu đề ra”.
Nội dung bồi dưỡng năm nay tập trung vào công tác quản trị hoạt động dạy học, giáo dục; quản trị chất lượng giáo dục trong nhà trường; xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; kỹ năng khai thác công nghệ thông tin trong tổ chức dạy học; quản lý tài chính, tài sản trong nhà trường và công tác thống kê số liệu, báo cáo… Thông qua lớp bồi dưỡng, cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán có cơ hội thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm hoặc giải pháp thiết thực nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý, điều hành và hoạt động chuyên môn. 
Thầy Nguyễn Trọng Ngoạn-Hiệu trưởng Trường Tiểu học thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh) cho hay: Trong gần 3 ngày, chúng tôi được bồi dưỡng về quản trị trường học với những nội dung cụ thể như: khái niệm về chất lượng và chất lượng giáo dục; tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học; quy trình đánh giá, kiểm định chất lượng; các quy định hiện hành về quản trị chất lượng giáo dục nhà trường gắn với thực tiễn… Sau khi lĩnh hội, chúng tôi có nhiệm vụ truyền đạt lại cho tất cả cán bộ quản lý của các trường tiểu học trên địa bàn huyện để cùng nắm bắt và triển khai thực hiện.
Thầy Nguyễn Trọng Ngoạn-Hiệu trưởng Trường Tiểu học thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh) tham gia bồi dưỡng trực tuyến. Ảnh: Mộc Trà
Thầy Nguyễn Trọng Ngoạn-Hiệu trưởng Trường Tiểu học thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh) tham gia bồi dưỡng trực tuyến. Ảnh: Mộc Trà
Còn thầy Nguyễn Đình Hành-giáo viên Trường THCS và THPT Y Đôn (huyện Đak Pơ) thì phấn khởi: “Không chỉ tôi mà các giáo viên khác vẫn còn nhiều bỡ ngỡ khi tiếp cận với chương trình, sách giáo khoa mới lớp 6. Qua đợt bồi dưỡng trực tuyến lần này, tôi đã thấy tự tin hơn. Kiến thức khá hữu ích, sát với nhiệm vụ mà sắp tới tôi sẽ thực hiện”.
Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Văn Long-Phó Giám đốc Sở GD-ĐT-nhận định: Trong quá trình xây dựng đội ngũ, công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên đóng vai trò hết sức quan trọng. Chương trình, các điều kiện phục vụ dạy và học dù tốt đến đâu nhưng nếu thiếu thầy-cô giáo giỏi, am hiểu tường tận nội dung chương trình, cách thức quản trị, phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học thì rất khó thực hiện một cách tốt nhất. Năm nay, do tình hình diễn biến hết sức phức tạp của dịch Covid-19, Sở đã chủ động phối hợp với các đơn vị tổ chức bồi dưỡng trực tuyến. Các thầy-cô giáo cũng đã khắc phục khó khăn, tích cực hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đây là cơ hội giúp thầy cô dần nâng cao năng lực theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong thời gian tới.
MỘC TRÀ

Có thể bạn quan tâm

Quy định mới về dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục

Quy định mới về dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục

(GLO)- Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 96/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15-7-2010 của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số (DTTS) trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.

APC Gia Lai: Cùng học sinh kiến tạo ước mơ

APC Gia Lai: Cùng học sinh kiến tạo ước mơ

(GLO)- Trường Quốc tế châu Á Thái Bình Dương Gia Lai (APC Gia Lai) tổ chức cho học sinh tìm hiểu giáo dục Nhật Bản tại các trường đại học hàng đầu, qua đó giúp các em có định hướng tốt cho việc học và nghề nghiệp trong tương lai.

8.700 dự án khởi nghiệp đến từ học sinh phổ thông

8.700 dự án khởi nghiệp đến từ học sinh phổ thông

Theo Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông Đỗ Đức Quế, trong giai đoạn 2020 – 2024, cả nước ghi nhận khoảng 8.700 dự án khởi nghiệp đến từ học sinh phổ thông – một con số thể hiện sự chuyển biến rõ rệt trong tư duy và hành động của học sinh.

Pleiku: Thêm 2 trung tâm ngoại ngữ giải thể

Pleiku: Thêm 2 trung tâm ngoại ngữ giải thể

(GLO)- Ngày 17-4, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai Lê Duy Định ký ban hành Quyết định số 290/QĐ-SGDĐT về việc giải thể Trung tâm ngoại ngữ The Star (có địa điểm hoạt động tại số 74 Nguyễn Tất Thành, phường Hoa Lư, TP. Pleiku), thuộc Công ty TNHH The Star English Center.