Bộ GDĐT yêu cầu tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 trong trường học

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 2.12, Bộ trưởng Bộ GDĐT đã ký văn bản gửi tới các Sở GDĐT; các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm yêu cầu nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, nhằm đảm bảo an toàn trường học trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh này.

 Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ yêu cầu các cơ sở GDĐT thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19. (Ảnh: LĐO)
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ yêu cầu các cơ sở GDĐT thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19. (Ảnh: LĐO)


Theo đó, Bộ lưu ý các Sở, các trường tăng cường tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch cho người học, nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên trong trường học. Hạn chế tổ chức các hoạt động tập trung đông người nếu không thực sự cần thiết. Thực hiện nghiêm túc “Thông điệp 5K”: Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế.

Các đơn vị cần đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, vệ sinh môi trường tại trường học như: thiết bị đo thân nhiệt, nước sát khuẩn, nơi rửa tay bằng nước sạch và xà phòng... và các phương án bảo đảm sức khỏe cho người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên trong trường học. Duy trì thực hiện vệ sinh, tẩy trùng trường, lớp theo quy định; rà soát, bổ sung kịp thời nước sát khuẩn hoặc xà phòng và các vật dụng cần thiết để chuẩn bị cho buổi học tiếp theo.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý, dạy và học. Thực hiện nghiêm việc cài đặt, triển khai ứng dụng “An toàn COVID” theo yêu cầu tại Công văn số 4594/BGDĐT-GDTC ngày 30.10.2020 về việc hướng dẫn cài đặt, sử dụng hệ thống hỗ trợ phòng, chống dịch COVID-19 và thực hiện báo cáo định kỳ theo quy định.

Sở GDĐT cần phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế tại địa phương để hướng dẫn, chỉ đạo các cơ sở giáo dục triển khai thực hiện hiệu quả các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Kịp thời phát hiện các trường hợp có biểu hiện sốt, ho, khó thở hoặc nghi ngờ mắc COVID-19 trong trường học; báo cáo ngay với cơ quan Y tế ở địa phương và thực hiện theo hướng dẫn xử lý trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 trong trường học theo công văn số 1398/BGDĐT-GDTC ngày 23.4.2020 của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn các điều kiện bảo đảm an toàn cho học sinh khi đi học trở lại và xử lý kịp thời trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 trong trường học.

Bộ GDĐT đề nghị Giám đốc các Sở GDĐT, Giám đốc các đại học, học viện, Hiệu trưởng các trường đại học, trường cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện, chịu trách nhiệm về việc phòng, chống dịch COVID-19 thuộc phạm vi quản lý.

https://laodong.vn/giao-duc/bo-gddt-yeu-cau-tang-cuong-phong-chong-dich-covid-19-trong-truong-hoc-859222.ldo

Theo Đặng Chung (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Trần Bá Công tặng hoa chúc mừng 3 nhóm tác giả có dự án xuất sắc đại diện cho tỉnh tham gia cuộc thi cấp quốc gia. Ảnh: T.D

Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học, môi trường cho học sinh sáng tạo nghiên cứu

(GLO)- Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học lần thứ 11 (năm học 2024-2025) do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức diễn ra từ ngày 9 đến 11-1 đã trở thành sân chơi bổ ích, trí tuệ, góp phần thúc đẩy sự khám phá, đam mê nghiên cứu khoa học trong học sinh.

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Đề án tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2021-2025 được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai triển khai đang là “chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù hợp và nảy sinh nhiều hệ lụy.