Bộ GDĐT tổ chức góp ý các bản mẫu sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bộ GDĐT vừa có văn bản gửi các Sở GDĐT về việc tổ chức cử giáo viên tham gia góp ý các bản mẫu sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6.

 Bộ GDĐT yêu cầu giáo viên góp ý cho bản mẫu sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 kỹ càng hơn. (Ảnh minh họa: LĐO)
Bộ GDĐT yêu cầu giáo viên góp ý cho bản mẫu sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 kỹ càng hơn. (Ảnh minh họa: LĐO)


Việc tổ chức góp ý hướng đến bảo đảm chất lượng sách giáo khoa biên soạn theo Chương trình giáo dục phổ thông mới, đồng thời giúp giáo viên sớm tiếp cận với các bản mẫu sách giáo khoa.

Theo đó, Bộ GDĐT yêu cầu các địa phương phải thực hiện theo 3 đợt góp ý để hoàn thiện bản mẫu SGK lớp 2 và lớp 6.

Đợt 1, mỗi Sở GDĐT chọn cử 10 giáo viên/môn học để nghiên cứu, góp ý bản mẫu SGK qua trang thông tin điện tử của các nhà xuất bản. Sau đó, các địa phương tổng hợp ý kiến góp ý của giáo viên đối với từng bản mẫu sách giáo khoa và gửi về Bộ GDĐT trước ngày 10.12.2020.

Đợt 2, Sở GDĐT chỉ đạo các trường nhận tài khoản và hướng dẫn cho toàn bộ giáo viên được phân công dạy lớp 2 và lớp 6 năm học 2021- 2022 vào trang thông tin điện tử của các nhà xuất bản để nghiên cứu, góp ý các bản mẫu sách giáo khoa đã được các nhà xuất bản hoàn thiện sau góp ý đợt 1; đưa việc tìm hiểu nội dung các bản mẫu sách giáo khoa vào sinh hoạt tổ chuyên môn để nghiên cứu, góp ý và chuẩn bị việc đề xuất lựa chọn sách giáo khoa, bắt đầu từ ngày 25.12.2020.

Đợt 3, giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục tìm hiểu, góp ý một lần nữa các bản mẫu SGK đã được các nhà xuất bản hoàn thiện, đưa lên trang thông tin điện tử trước khi in và phát hành.

 


Trước đó, Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, Bộ sẽ thực hiện 3 điều chỉnh trong khâu thẩm định SGK lớp 2, lớp 6.

Đầu tiên là kiểm soát chặt chẽ quá trình thực nghiệm SGK.

Tiếp đó là tăng cường việc thẩm định nội bộ tại các NXB để nâng cao chất lượng bản mẫu SGK trước khi gửi tới Bộ GDĐT để thẩm định.

Cuối cùng, Bộ GDĐT sẽ mở rộng thêm đối tượng góp ý cho bản mẫu SGK, có thể bằng cách đăng mạng bản mẫu SGK dạng PDF để xin ý kiến góp ý, nắm bắt thông tin trên diện rộng, đa chiều từ giáo viên, cán bộ quản lý, các nhà khoa học và người dân.


http://https://laodong.vn/giao-duc/bo-gddt-to-chuc-gop-y-cac-ban-mau-sach-giao-khoa-lop-2-va-lop-6-858395.ldo

Theo Đặng Chung (LĐO)
 

Có thể bạn quan tâm

Đề xuất miễn học phí cho trẻ dưới 5 tuổi tại các trường dân lập

Đề xuất miễn học phí cho trẻ dưới 5 tuổi tại các trường dân lập

Tại cuộc họp thẩm định, các đại biểu đều nhất trí với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về miễn học phí đối với học sinh, trong đó bổ sung thêm các đối tượng được miễn học phí là trẻ em, học sinh mầm non dưới 5 tuổi; học sinh THPT; học sinh học văn hoá THPT tại các cơ sở giáo dục.

Dạy học 2 buổi/ngày: Mỗi nơi mỗi khác

Dạy học 2 buổi/ngày: Mỗi nơi mỗi khác

Việc dạy học 2 buổi/ngày ở cấp THCS, THPT hiện nay áp dụng văn bản ban hành từ hơn 15 năm trước, trong khi đã thực hiện chương trình mới và thông tư mới về dạy thêm. Do vậy, mỗi nơi đang hiểu và thực hiện theo những cách khác nhau.

Gia Lai: Xây dựng ít nhất 6 trường học điển hình cấp tỉnh về môi trường ngoại ngữ trong năm 2025

Gia Lai: Xây dựng ít nhất 6 trường học điển hình cấp tỉnh về môi trường ngoại ngữ trong năm 2025

(GLO)- Ngày 1-4, Sở GD-ĐT tỉnh Gia Lai ban hành Kế hoạch 782/KH-SGDĐT về thực hiện Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2022-2025" trên địa bàn tỉnh năm 2025. Trong đó, phấn đấu xây dựng ít nhất 6 trường học điển hình cấp tỉnh về môi trường ngoại ngữ.

Gia Lai nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng vùng dân tộc thiểu số

Gia Lai nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Ngày 28-3, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Kế hoạch số 755/KH-UBND về việc thực hiện chương trình nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.