Bộ GD-ĐT yêu cầu thực hiện đúng các quy định về các khoản thu, chi đầu năm học

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Để chuẩn bị cho năm học mới 2022-2023, Bộ GD-ĐT đề nghị giám đốc sở GD-ĐT các tỉnh thành tổ chức triển khai thực hiện quyết định của Bộ Chính trị về việc bổ sung biên chế giáo viên cho các địa phương trong năm học 2022 - 2023 và những năm tiếp theo.

 

Bộ GD-ĐT yêu cầu thực hiện đúng các quy định về các khoản thu, chi đầu năm học. ẢNH: VIẾT CHUNG
Bộ GD-ĐT yêu cầu thực hiện đúng các quy định về các khoản thu, chi đầu năm học. ẢNH: VIẾT CHUNG


Ngày 29-8, Bộ GD-ĐT ban hành công văn về việc triển khai một số hoạt động đầu năm học 2022-2023.

Trong đó, ưu tiên biên chế để tuyển dụng giáo viên cho các môn học mới trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018; Chủ động rà soát, bố trí, sắp xếp trường, lớp, giáo viên, nhân viên phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và biên chế được giao theo quy định.

Cùng với đó, rà soát, bổ sung trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi; sửa chữa, nâng cấp trường, lớp học; ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu bảo đảm thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018; bảo đảm cung cấp đủ sách giáo khoa cho học sinh, không để xảy ra tình trạng thiếu sách giáo khoa đầu năm học.

Đối với việc đón học sinh đầu cấp và tổ chức lễ khai giảng năm học mới, Bộ GD-ĐT đề nghị các Sở GD-ĐT chỉ đạo cơ sở giáo dục tổ chức các hoạt động đón học sinh đầu cấp học; phổ biến nội quy, quy định của nhà trường; thực hiện nghiêm túc quy định về thời gian học sinh tựu trường và tổ chức lễ khai giảng năm học 2022-2023 thống nhất trên cả nước vào sáng ngày 5-9; tổ chức khai giảng theo hướng gọn nhẹ, phù hợp với điều kiện của địa phương, nhà trường, tạo không khí vui tươi, phấn khởi của ngày khai giảng - ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường.

Bộ cũng yêu cầu ổn định và duy trì nền nếp học tập ngay sau lễ khai giảng. Việc tổ chức các hoạt động đầu năm học cần phù hợp với lứa tuổi học sinh, điều kiện của nhà trường, gắn với thực tế của địa phương; chú trọng xây dựng văn hóa học đường ngay từ những ngày đầu năm học.

Đặc biệt, Bộ GD-ĐT yêu cầu các sở cần hướng dẫn các cơ sở giáo dục thực hiện đúng các quy định về quản lý thu, chi tài chính; công khai các khoản thu, chi đầu năm học. Chú trọng các nội dung thanh tra, kiểm tra việc lựa chọn sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, hoạt động dạy thêm, học thêm, quản lý và sử dụng sách tham khảo theo quy định của Bộ GD-ĐT, công tác quản lý tài chính, tài sản, đầu tư, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tại các địa phương, cơ sở giáo dục.

Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu Sở GD-ĐT chỉ đạo cơ sở giáo dục triển khai các giải pháp bảo đảm an ninh, an toàn trường học, trong đó lưu ý các giải pháp chủ động phòng, chống và ứng phó hiệu quả với thiên tai, dịch Covid-19 và các dịch bệnh khác.

Theo PHAN THẢO (SGGPO)

 

Có thể bạn quan tâm

Bằng tình yêu nghề, mến trẻ nên dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng cô Ksor H'Hiền vẫn quyết tâm gắn bó với sự nghiệp trồng người. Ảnh: Vũ Chi

Ksor H'Hiền: Gia cảnh khó khăn vẫn quyết tâm gắn bó với bục giảng

(GLO)- Mặc dù đời sống giáo viên đã được cải thiện nhiều so với trước đây, song vẫn còn những trường hợp thầy cô giáo, đặc biệt là giáo viên hợp đồng đang phải vật lộn với gánh nặng mưu sinh. Cô giáo Ksor H’Hiền (tổ 2, phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) là một trường hợp như thế.

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Dù Bộ GD-ĐT đưa ra nhiều lý giải, hướng dẫn về việc dạy học tích hợp nhưng thực tế ở các nhà trường cho thấy tất cả chỉ là giải pháp "chữa cháy", chưa thể yên tâm khi nói về chất lượng dạy học môn học này khi chưa có giáo viên.

Sắp có khung năng lực số cho người học

Sắp có khung năng lực số cho người học

Theo Dự thảo Thông tư ban hành Khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân đang được Bộ GD&ĐT đưa ra lấy ý kiến khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm 6 miền năng lực, giúp người học có được năng lực số phù hợp với từng cấp học bậc học.