Bộ đội Trường Sa cứu ngư dân đứt gân tay

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 14-11, bệnh xá trưởng đảo Trường Sa lớn Đại úy Trương Đức Cường thông tin, bệnh xá của đảo mới cấp cứu thành công ngư dân Lê Văn Trí bị đứt 2 gân và đứt mạch máu ở cổ tay bên phải.

 Ảnh: Mai Thắng
Ảnh: Mai Thắng

Trước đó ngày 12-11, ngư dân Lê Văn Trí lao động trên tàu cá BĐ 96293-TS do anh Lê Văn Thương (quê xã Hoài Hương, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) làm thuyền trưởng. Tàu đang đánh bắt hải sản tại khu vực đảo Đá Đông thì bị tai nạn do cần cẩu của tàu cá đập dập cổ tay phải. Ngư dân Trí được đưa vào đảo Đá Đông để cấp cứu, cầm máu tạm thời, sau đó bác sĩ đảo này chuyển anh Trí đến bệnh xá đảo Trường Sa lớn.

Tại đây các bác sĩ đã phẫu thuật, cầm máu, băng bó vết thương và định dưỡng tinh thần. Hiện tại ngư dân Trí đã ổn định và đang được  bác sĩ chăm sóc.

Mai Thắng

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Thảo dược trị cảm cúm

Thảo dược trị cảm cúm

Trong y học cổ truyền, nhiều loại thảo dược có tính ấm, giúp kháng khuẩn, kháng vi rút, và tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị cảm cúm. Dưới đây là một số thảo dược phổ biến và cách sử dụng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.