Binh đoàn 15 bàn giao nhà rông văn hóa cho xã Ia Chía

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chiều 25-12, tại xã Ia Chía (huyện Ia Grai), Binh đoàn 15 tổ chức bàn giao nhà rông văn hóa cho xã Ia Chía

cat-bang-khanh-thanh.jpg
Các đồng chí lãnh đạo cắt băng khánh thành công trình nhà rông văn hóa xã Ia Chía. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Dự buổi lễ có Thượng tướng Võ Minh Lương-Uỷ viên Trung ương Đảng, Uỷ viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cùng lãnh đạo các cơ quan, đơn vị của Bộ Quốc phòng.

Về phía lãnh đạo tỉnh có các đồng chí: Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Dương Mah Tiệp-Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cùng lãnh đạo các địa phương, đơn vị.

thuong-tuong-vo-minh-luong-tang-qua-cho-nguoi-dan-xa-ia-chia.jpg
Thượng tướng Võ Minh Lương tặng quà cho người dân xã Ia Chía. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Công trình nhà rông văn hóa xã Ia Chía được Tư lệnh Binh đoàn 15 phê duyệt và tiến hành xây dựng có sự thiết kế, tư vấn, giám sát, thi công chặt chẽ. Sau 3 tháng tiến hành thi công, công trình đã hoàn thành đảm bảo chất lượng, mỹ quan, phù hợp với phong tục tập quán của người địa phương. Công trình, có tổng diện tích xây dựng 146m2, diện tích sàng 138m2. Công trình gồm hệ thống âm thanh, ánh sáng, chống sét, nhà vệ sinh, sân, đường bê tông. Tổng kinh phí xây dựng công trình hơn 3 tỷ đồng.

bi-thu-tinh-uy-ho-van-nien-trao-tang-chinh-quyen-va-nhan-dan-xa-ia-chia-bo-cong-chieng.jpg
Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên tặng chính quyền và Nhân dân xã Ia Chía bộ cồng chiêng trị giá 30 triệu đồng. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Theo Đại tá Khuất Bá Cao-Bí thư Đảng ủy Binh đoàn 15: Quá trình triển khai dự án, từ giai đoạn chuẩn bị đến thực hiện đầu tư, Bộ Tư lệnh Binh đoàn 15 đã chỉ đạo Ban quản lý dự án, các cơ quan chuyên môn, đơn vị, nhà thầu tư vấn tích cực phối hợp với UBND xã Ia Chía khảo sát, lên phương án thiết kế, phối cảnh để tạo sự thống nhất về quy mô, nội dung đầu tư, đảm bảo công trình hoàn thành phát huy hiệu quả sử dụng, phù hợp với bản sắc văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn xã. Quá trình triển khai xây dựng đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa Binh đoàn 15, UBND xã Ia Chía và các nhà thầu để kịp thời có những điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với nhu cầu sử dụng.

pho-chu-tich-ubnd.jpg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Mah Tiệp tặng quà cho người dân. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Công trình hoàn thành nhằm chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024).

Dịp này, Thượng tướng Võ Minh Lương đã tặng 40 suất quà cho các già làng, thôn trưởng, người có uy tín và hộ nghèo trên địa bàn xã. UBND tỉnh tặng 30 suất quà cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn; Binh đoàn 15 cũng tặng 30 suất quà cho các gia đình hộ nghèo trên địa bàn xã. Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên tặng chính quyền và Nhân dân xã Ia Chía 1 bộ cồng chiên trị giá 30 triệu đồng.

Có thể bạn quan tâm

Cồng chiêng của người Bahnar là dàn âm thanh rất kỳ vĩ , đòi hỏi nghệ nhân chỉnh chiêng phải am hiểu sâu sắc về âm nhạc và có năng khiếu. Ảnh: Hoàng Ngọc

Trình diễn kỹ thuật chỉnh chiêng tại TP. Pleiku

(GLO)- Chiều 12-4, bên hông trụ đá 54 dân tộc anh em tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), các nghệ nhân Bahnar, Jrai có cuộc gặp gỡ trình diễn kỹ thuật chỉnh chiêng. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ IV.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Mùa hoa hẹn phố

(GLO)- Thỉnh thoảng, bạn bè thời đại học ngẫu hứng gửi vào nhóm Zalo bức ảnh về một loài hoa. Dù không giải thích lời nào nhưng lập tức nhiều phản hồi, nhiều icon xuất hiện.

Lễ cúng bến nước. Ảnh: M.H

Bến nước buôn Pông

(GLO)- Bến nước, dòng sông cũng như tập tục của bà con Jrai đã trở nên quen thuộc với tôi trong thời gian dài công tác tại ngôi trường bên bờ sông Ba.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Món quà của chị Hai

(GLO)- Thời tiểu học, tôi khá biếng nhác việc học. Kết quả học tập của tôi năm nào cũng gần như “đội sổ”, trầy trật hết cách mới không bị lưu ban. Trong khi đó, các anh chị tôi đều học giỏi. Tuy nhiên, đọc cuốn sách 'Vượt đêm dài' của nhà văn Minh Quân do chị Hai tặng đã thay đổi cuộc đời tôi.

Tan biến giữa rừng

Tan biến giữa rừng

(GLO)- Tôi mê đắm Tây Nguyên bắt đầu từ 2 chữ “đại ngàn”. Tôi cũng đã từng mường tượng về những cánh rừng bạt ngàn, tán cây che kín không thấy ánh mặt trời, dây leo và cây bụi lấp kín không một lối mòn, muông thú chạy nhảy dưới những tán xanh.

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Thần Bạch Mã (hay còn gọi là Thái giám Bạch Mã, Bạch Mã Thái giám) là vị thần có ảnh hưởng lớn trong đời sống tín ngưỡng dân gian ở vùng Tây Sơn Thượng đạo. Hiện nay, một số đình tại thị xã An Khê còn duy trì việc thờ cúng và gìn giữ sắc phong vua ban cho vị thần này.

Thiêng liêng ngày Giỗ Tổ

Thiêng liêng ngày Giỗ Tổ

(GLO)- Dẫu xa ở đất Tổ nhưng người dân Gia Lai luôn khắc ghi và tự hào về nguồn cội. Ngày Giỗ Tổ hàng năm cũng là dịp để mọi người thành kính tưởng nhớ công ơn các Vua Hùng theo những cách riêng.

Người vẽ chân dung Bác Hồ trên đá

Người vẽ chân dung Bác Hồ trên đá

(GLO)- Với tài vẽ tranh trên đá, anh Dương Đức Hòa-Giáo viên Mỹ thuật Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Kon Chiêng (huyện Mang Yang) đã khắc họa thành công chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh trên chất liệu tưởng chừng không có gì ngoài vẻ khô cứng.

“Giữ lửa” tò he trên quê hương mới

“Giữ lửa” tò he trên quê hương mới

(GLO)- Rời làng Xuân La (xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội), ông Vũ Văn Chiến mang theo nghề nặn tò he của quê cha đất tổ vào thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) lập nghiệp. Hơn 30 năm qua, ông vẫn tận tụy đưa tò he đến với nhiều người trên vùng đất Tây Sơn Thượng đạo.

Giai âm tiếng lòng

Giai âm tiếng lòng

(GLO)- Nếu tin rằng mọi thứ đều có nguyên do thì lý do ra đời của cây đàn guitar chắc hẳn là niềm ưu ái vô bờ mà thượng đế đặc biệt ban tặng cho con người.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

40 năm qua, bà Huỳnh Thị Tỉnh (tổ 2, phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa) vẫn sử dụng lò tráng mì Quảng thủ công giúp sợi mì dai, thơm ngon. Ảnh: V.C

Giữ hương vị mì Quảng truyền thống trên quê hương thứ 2

(GLO)- Với 40 năm gắn bó với nghề làm mì Quảng, gia đình bà Huỳnh Thị Tỉnh (tổ 2, phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) vẫn sử dụng lò tráng mì thủ công. Với bà, đây là cách gìn giữ nét văn hóa truyền thống từ ông bà để lại, đảm bảo sợi mì dai, thơm ngon và lưu được hương thơm lúa mới.