Bình Định lần đầu tiên tổ chức lễ giỗ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tỉnh ủy, UBND tỉnh, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định đã tổ chức lễ giỗ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực tại Đền thờ Nguyễn Trung Trực ở thôn Vĩnh Hội, xã Cát Hải, H.Phù Cát (Bình Định).

Sáng 16.10 (tức 11.9 âm lịch), tại Đền thờ Nguyễn Trung Trực ở thôn Vĩnh Hội, xã Cát Hải, H.Phù Cát (Bình Định), Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Phi Long cùng nhiều lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh này đã dự lễ giỗ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực nhân kỷ niệm 153 năm ngày mất của ông (1868 - 2021).

Đây là lần đầu tiên tỉnh Bình Định tổ chức lễ giỗ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực.

 

Đọc văn tế tại lễ giỗ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Ảnh: Kim Vân
Đọc văn tế tại lễ giỗ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Ảnh: Kim Vân


Các đại biểu đã khấn nguyện và dâng hương tưởng nhớ, tri ân công lao to lớn của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực (1838 - 1868), sinh tại làng Bình Nhựt, H.Cửu An, Phủ Tân An (nay thuộc xã Thạnh Đức, H.Bến Lức, Long An) nhưng nguyên quán ở xóm Lưới, làng Vĩnh Hội, tổng Trung An, huyện Phù Cát, trấn Bình Định (nay là thôn Vĩnh Hội, xã Cát Hải, H.Phù Cát).

 

Đền thờ Nguyễn Trung Trực tại Bình Định. Ảnh: Dũng Nhân
Đền thờ Nguyễn Trung Trực tại Bình Định. Ảnh: Dũng Nhân


Ông cùng nghĩa quân tổ chức nhiều trận đánh quân Pháp xâm lược, trong đó nổi tiếng là trận chiến đốt cháy và làm chìm tiểu hạm L’Espérance tại vàm Nhựt Tảo (xã An Nhựt Tân, H.Tân Trụ, Long An) vào ngày 10.12.1862 và trận chiếm đồn Rạch Giá vào ngày 16.6.1868.

Sau khi bắt được Nguyễn Trung Trực, thực dân Pháp dụ hàng không được nên đã hành quyết ông tại chợ Rạch Giá vào ngày 27.10.1868 (tức ngày 12.9 năm Mậu Thìn).

 

Theo HOÀNG TRỌNG (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

(GLO)- Diễn ra trong gần 1 tháng, cuộc thi “Nét đẹp trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số qua ảnh” do Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức đã nhận được 33 tác phẩm dự thi. Mỗi bức ảnh là một thông điệp ý nghĩa mà những người mẫu không chuyên muốn truyền tải đến mọi người.

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai

(GLO)- Nhiều lần đến tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh (thuộc Bảo tàng tỉnh Gia Lai), nhà giáo Tạ Chí Tào rất tâm đắc với những hiện vật thể hiện tấm lòng của người dân Tây Nguyên đối với Bác. Vì vậy, ông đã quyết định trao tặng một số hiện vật liên quan đến Bác Hồ mà mình đã sưu tầm cho Bảo tàng tỉnh.

Di sản Hán Nôm: Khai mở lịch sử văn hóa Gia Lai

Di sản Hán Nôm khai mở lịch sử văn hóa Gia Lai

(GLO)- Có những trầm tích văn hóa nằm im lìm trong những đạo sắc phong cũ kỹ, tờ khế ước ruộng đất phủ bụi thời gian hay văn tế cổ xưa xướng lên nơi đình làng. Tại Gia Lai, kho báu di sản Hán Nôm ấy đang dần được đánh thức, góp phần khai mở lịch sử văn hóa của vùng đất cao nguyên.

Làng Mông trên cao nguyên

Làng người Mông trên cao nguyên

(GLO)- Tính đến thời điểm này, những hộ gia đình người Mông đã sinh sống được 42 năm trên cao nguyên Gia Lai. Vùng đất mà họ chọn là xã Ya Hội, huyện Đak Pơ. Theo thời gian, dấu ấn người Mông ngày càng in đậm trên mảnh đất này.

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

(GLO)- Thoát khỏi không gian gò bó trên sân khấu, Ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số huyện Krông Pa lần thứ III-2025 được tổ chức dưới những bóng cây cổ thụ trong Công viên Phú Túc đã tái hiện một cách chân thực không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba.

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

(GLO)- Thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là yêu cầu mang tính sống còn của đất nước trước vận hội phát triển mới. Trong đó, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã để xây dựng mô hình chính quyền 2 cấp đang được dư luận hết sức quan tâm.

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Thần Bạch Mã (hay còn gọi là Thái giám Bạch Mã, Bạch Mã Thái giám) là vị thần có ảnh hưởng lớn trong đời sống tín ngưỡng dân gian ở vùng Tây Sơn Thượng đạo. Hiện nay, một số đình tại thị xã An Khê còn duy trì việc thờ cúng và gìn giữ sắc phong vua ban cho vị thần này.

'Bảo hiểm' cho di sản

'Bảo hiểm' cho di sản

Tại lễ công bố các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và quyết định xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố tại TPHCM vào cuối tháng 3 vừa qua, Công ty CP Tư vấn Cảng - kỹ thuật biển (Portcoast) đã trao tặng toàn bộ sản phẩm số hóa của Nhà hát Thành phố cho Trung tâm Nghệ thuật TPHCM.