Biểu tình kéo dài phản đối chính sách nhập cư và thái độ của tổng thống Trump

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- The New York Times ngày 10/6 đưa tin, hơn 350 người biểu tình ở ít nhất 5 thành phố khắp nước Mỹ, gồm Los Angeles và San Francisco (California), New York (bang New York), Dallas và Austin (bang Texas) đã bị bắt.

Bất đồng quan điểm về sự hiện diện của quân đội liên bang

Các cuộc biểu tình phản đối việc nhân viên di trú Liên bang bắt giữ những người nhập cư bất hợp phápbùng phát ở Los Angeles từ hôm 6/6 và ngày càng dữ dội, nhất là sau khi Tổng thống Donald Trump điều 4.000 lính Vệ binh quốc gia đến Los Angeles.

canh-sat-tim-cach-giai-tan-nguoi-bieu-tinh-o-los-angeles-california-anh-reuters-s.jpg
Cảnh sát tìm cách giải tán người biểu tình ở Los Angeles, California. Ảnh: Reuters

Ngày 10/6, Thẩm phán Charles R. Breyer của Tòa án Liên bang tại TP San Francisco đã bác đơn yêu cầu của chính quyền bang California về việc ban hành lệnh cấm khẩn cấp việc chính phủ liên bang điều động quân đội, đài CNN đưa tin.

Đơn yêu cầu nhằm ngăn Washington điều động Thủy quân lục chiếnVệ binh Quốc gia đến hỗ trợ thực thi pháp luật, đặc biệt trong các hoạt động liên quan đến di trú.

Thẩm phán Breyer quyết định tổ chức một phiên điều trần chính thức vào chiều 12/6 để xem xét kỹ lưỡng tính pháp lý của hành động này.

Trong khi đó, cũng với bang California, chính quyền thành phố Los Angeles - tiếp tục lên tiếng phản đối sự hiện diện của lực lượng quân sự liên bang.

Thị trưởng Los Angeles - bà Karen Bass cho rằng chẳng có gì nghiêm trọng để phải huy động lực lượng Vệ binh Quốc gia hay Thủy quân lục chiến đến nơi này. "Không có điều gì đáng kể xảy ra ở đây cả" - bà Bass nói.

Bà Bass nhấn mạnh rằng tình trạng bất ổn chỉ giới hạn trong “một vài dãy phố tại khu trung tâm” và cam kết bất kỳ hành vi bạo lực nào đều bị xử lý nghiêm.

Ông Trump cứng rắn và viễn cảnh

Ngày 9/6 hàng trăm lính Thủy quân lục chiến Mỹ tiếp tục được điều động đến "điểm nóng" Los Angeles để sẵn sàng lập lại trật tự.

Khi chính quyền địa phương yêu cầu giải tán, một số đám đông phản ứng ôn hòa và trở về nhà. Nhưng ở khu vực trung tâm Los Angeles đặc biệt vào chiều tối, các đám đông vẫn tụ tập, trở nên kích động hơn, buộc chính quyền áp đặt lệnh giới nghiêm. Cảnh sát đã bắt giữ hơn 195 người biểu tình.

Trước điểm nóng biểu tình Los Angeles, ngày 10/6 Tổng thống Trump tái khẳng định sẽ không chùn bước.

"Tình trạng hỗn loạn này sẽ không kéo dài. Chúng tôi sẽ không để các đặc vụ liên bang bị tấn công và chúng tôi sẽ không để một thành phố của Mỹ bị kẻ thù nước ngoài xâm lược và chinh phục", ông Trump phát biểu với binh sĩ tại căn cứ quân sự Fort Bragg ở bang Bắc Carolina, theo AFP. Ông Trump còn mô tả những người biểu tình là "động vật".

“Nếu có nổi loạn thật sự, tôi chắc chắn sẽ viện dẫn [Đạo luật Chống nổi loạn]. Chúng ta sẽ xem xét. Còn hiện tại, Vệ binh Quốc gia sẽ ở lại thành phố cho đến khi không còn nguy hiểm” - ông Trump nói.

Ông Trump cảnh báo rằng bất kỳ cuộc biểu tình nào nổ ra vì chiến dịch siết di trú này sẽ “bị đáp trả bằng lực lượng tương xứng hoặc mạnh hơn”.

Theo CNN, đây được xem là một thông điệp rõ ràng từ Nhà Trắng trong bối cảnh biểu tình rải rác tiếp diễn và cuộc bầu cử đang đến gần.

Giới phân tích nhận định, lực lượng quân sự liên bang triển khai ở thành phố Los Angeles là bước leo thang mới trong cách tiếp cận của chính quyền ông Trump. Động thái đó làm dấy lên tranh cãi về ranh giới giữa thực thi pháp luật và quyền tự do biểu tình.

Có thể bạn quan tâm

Quyết định mới của NATO không khiến Nga bận tâm

Quyết định mới của NATO không khiến Nga bận tâm

(GLO)- Tại Hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra mới đây tại Hà Lan, tổng thống Mỹ D. Trump gần như hài lòng việc 32 thành viên tổ chức quân sự lớn nhất thế giới nhất trí tăng chi tiêu quốc phòng. Điều này ảnh hưởng gì đến Nga, cường quốc có mối liên quan chặt chẽ đến địa chính chị châu Âu?

Cựu Tổng thống Hàn Quốc cáo buộc lệnh bắt giữ ông vi phạm nghiêm trọng về pháp lý

Cựu Tổng thống Hàn Quốc cáo buộc lệnh bắt giữ ông vi phạm nghiêm trọng về pháp lý

(GLO)- Ngày 25-6, nhóm luật sư đại diện cho cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã nộp văn bản lên Tòa án Quận Trung tâm Seoul phản đối lại lệnh bắt giữ do công tố viên đặc biệt đệ trình, đồng thời cáo buộc lệnh này đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc tố tụng và quyền được bào chữa của ông.

Liên quan gì giữa xung đột Nga- Ukraine và Israel- Iran?

Liên quan gì giữa xung đột Nga- Ukraine và Israel- Iran?

(GLO)- Xung đột Nga- Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi cả 2 sắp bước vào cuộc đàm phán thứ 3. Israel và Iran sau 12 ngày nã đạn vào nhau, bên cạnh quyết định tấn công của Mỹ vào Tehran cũng đã tạm ngừng. Liệu có mối liên hệ gì giữa cuộc chiến ở châu Âu và cuộc chiến ở Trung Đông?

Chính phủ Thái Lan trước thử thách nghiệt ngã

Chính phủ Thái Lan trước thử thách nghiệt ngã

(GLO)- Tranh chấp, xung đột giữa Campuchia và Thái Lan kéo dài trong lịch sử. Cuộc đọ súng ngày 28/5 gần khu vực biên giới tỉnh Ubon Ratchathani- Thái Lan khiến tình hình thêm nghiêm trọng. 2 nước nỗ lực kéo giảm căng thẳng, trong khi chính trường Thái Lan phát sinh diễn biến khó lường.

Nga và Ukraine sẵn sàng hòa đàm

Nga và Ukraine sẵn sàng hòa đàm

Phát biểu tại cuộc họp với lãnh đạo các hãng thông tấn thế giới bên lề Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết các nhóm đàm phán của Nga và Ukraine đang duy trì liên lạc và sẵn sàng nối lại các cuộc hòa đàm trực tiếp sau ngày 22/6.

Thủ tướng Thái Lan xin lỗi vì cuộc điện đàm với ông Hun Sen

Thủ tướng Thái Lan xin lỗi vì cuộc điện đàm với ông Hun Sen

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã lên tiếng xin lỗi sau khi cuộc điện đàm giữa bà và Chủ tịch Thượng viện Campuchia, cựu Thủ tướng Hun Sen bị rò rỉ. Cũng trong sáng nay, những người biểu tình bắt đầu tụ tập gần Tòa nhà Chính phủ để yêu cầu Thủ tướng Paetongtarn từ chức sau vụ việc này.

null