Biên cương hữu nghị: Điểm tựa vững chãi của người dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nơi vùng biên viễn của Tổ quốc, những người lính biên phòng là nhân tố điển hình trong phong trào giúp dân xây dựng đời sống văn hóa gắn với phát triển kinh tế-xã hội, trở thành điểm tựa vững chãi của người dân.

BỘ ĐỘI GIÚP DÂN TRỒNG RAU SẠCH

Trên khoảnh đất rộng hàng ngàn mét vuông ở làng Abanh 1 (xã Tr'Hy, H.Tây Giang, Quảng Nam) trước đây chỉ là một vạt đồi dựng đứng với cây, cỏ dại mọc um tùm nay đã dần hình thành một vườn rau xanh đủ loại. Để có được những mầm xanh đang dần đâm chồi ở vùng đất lở này, không thể không nhắc đến sự đóng góp công sức, mồ hôi của các chiến sĩ Đồn biên phòng Tr'Hy. Đây được xem là vườn rau kiểu mẫu giúp bà con đồng bào Cơ Tu có thêm sinh kế.

Bộ đội giúp dân san ủi mặt bằng trồng rau sạch. Ảnh: Nam Thịnh

Bộ đội giúp dân san ủi mặt bằng trồng rau sạch. Ảnh: Nam Thịnh

Ông Lê Hoàng Linh, Bí thư Đảng ủy xã Tr'Hy, cho biết việc bộ đội biên phòng bạt núi, mở vườn rau dự kiến gần 7.000 m2 này đến từ dự án hợp tác giữa một nhóm doanh nghiệp từ Hội An với xã. Trước đó, một doanh nghiệp đã tiến hành chuyến khảo sát và làm việc với xã Tr'Hy về dự án bắt tay với nông dân Cơ Tu trồng rau sạch. Kết thúc buổi làm việc, cả hai đi đến thống nhất ký kết bản ghi nhớ giữa xã với các doanh nghiệp. Xã Tr'Hy sẽ chọn mặt bằng và tuyển lựa 30 hộ gia đình đại diện tham gia dự án trồng rau, bí, trái cây... Các doanh nghiệp phụ trách điều phối kỹ thuật, cung cấp giống, hướng dẫn phương pháp. Toàn bộ nông sản làm ra được thu mua đưa về tiêu thụ tại các khu lưu trú hạng sang ở Hội An và TP.Đà Nẵng.

Cùng ăn, cùng ở, cùng nói tiếng của bà con bao đời nay nên những lúc nào người dân cần chúng tôi đều có mặt. Chúng tôi sẽ làm trước rồi tính toán nhân rộng, hướng dẫn từng bước cho đồng bào Cơ Tu cùng làm. Mong rằng thông qua dự án này sẽ thay đổi tư duy trồng trọt nhỏ lẻ của bà con, hướng tới số lượng lớn với quy chuẩn bài bản.

Đại úy Lê Hữu Nam, Phó đồn trưởng Đồn biên phòng Tr'Hy

Theo ông Linh, ở Tây Giang từng có nhiều mô hình làm trang trại do doanh nghiệp hợp tác với nông dân nhưng các dự án ấy chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Tuy nhiên, ông tin rằng khi doanh nghiệp trực tiếp lên tận vùng biên giới, bắt tay với người nông dân từ khâu trồng trọt, kỹ thuật cho tới tiêu thụ nông sản đầu ra thì chắc chắn dự án sẽ thành công. "Tôi hy vọng mục tiêu của dự án không chỉ tạo sinh kế cho người dân mà xa hơn còn hướng đến tạo thành thói quen sản xuất theo quy mô hàng hóa cho bà con, nâng cao thu nhập và cải thiện sinh kế", ông Linh cho hay.

Đại úy Lê Hữu Nam, Phó đồn trưởng Đồn biên phòng Tr'Hy, chia sẻ: Khi biết có doanh nghiệp lên vùng biên giới Tây Giang đặt hàng trồng rau sạch, những người lính ở Đồn biên phòng Tr'Hy đã xung phong bạt đồi, hướng dẫn bà con Cơ Tu trồng rau. Để có được mặt bằng bằng phẳng như hôm nay, các chiến sĩ của đơn vị đã không quản ngại những ngày nắng bỏng rát mang cuốc, xẻng... cào đất, san lấp mặt bằng.

"Cùng ăn, cùng ở, cùng nói tiếng của bà con bao đời nay nên những lúc nào người dân cần chúng tôi đều có mặt. Chúng tôi sẽ làm trước rồi tính toán nhân rộng, hướng dẫn từng bước cho đồng bào Cơ Tu cùng làm. Mong rằng thông qua dự án này sẽ thay đổi tư duy trồng trọt nhỏ lẻ của bà con, hướng tới số lượng lớn với quy chuẩn bài bản", đại úy Nam nói.

Chiến sĩ biên phòng hướng dẫn người dân trồng cây dược liệu để đạt hiệu quả năng suất cao. Ảnh: Nam Thịnh

Chiến sĩ biên phòng hướng dẫn người dân trồng cây dược liệu để đạt hiệu quả năng suất cao. Ảnh: Nam Thịnh

MÔ HÌNH KINH TẾ TẠO ĐÒN BẨY PHÁT TRIỂN

Ở nơi "phên giậu" của Tổ quốc, sự có mặt của cán bộ, chiến sĩ Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Nam không chỉ giúp đồng bào biên giới yên tâm làm ăn, sinh sống mà còn có cơ hội phát triển kinh tế - xã hội, với nhiều mô hình hỗ trợ thiết thực và hiệu quả. Từ trồng cây ăn quả, chăn nuôi trang trại, cho đến phát triển vườn cây dược liệu dưới tán rừng, khai hoang ruộng lúa nước… đều có dấu ấn của chiến sĩ biên phòng.

Dẫn chúng tôi đến khu ruộng của làng ngay trục đường bê tông, già Blúp Dứ (ở thôn Đắc Ôốc, xã La Dêê, H.Nam Giang, Quảng Nam) nói rất nhiều về sự thay đổi của vùng biên viễn nơi đây. Trong câu chuyện của mình, già không ngớt lời "kể công" của những chiến sĩ bộ đội biên phòng. Bởi, hàng chục năm trước, từ sự giúp sức của biên phòng, người dân vùng biên Nam Giang này đã lần lượt bỏ phát rẫy, bắt đầu tiếp cận phương thức sản xuất hoàn toàn mới, đó là làm ruộng lúa nước.

Già Dứ bảo mọi sự khởi đầu bao giờ cũng gặp rất nhiều khó khăn. Minh chứng cho câu nói này là thời gian đầu, khi người dân chuyển đổi sang trồng lúa nước đã gặp nhiều gian nan khiến bà con lo lắng, sắp bỏ cuộc. Ngay lúc ấy, bộ đội biên phòng tổ chức các đợt về làng, giúp người dân cải tạo đất và cày bừa, đồng thời kéo nước về phục vụ sản xuất. Không bao lâu, lúa đã tươi xanh trở lại, người dân phấn khởi. "Mùa gặt năm đó và nhiều năm tiếp theo, những cánh đồng ruộng lúa nước ở vùng biên này luôn trĩu hạt. Để có được thương hiệu lúa nước như bây giờ, phải kể đến sự đồng hành rất lớn của cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng", già Dứ nhớ lại.

Đại tá Hoàng Văn Mẫn, Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Nam, chia sẻ: "Thời gian qua, rất nhiều mô hình sinh kế được hình thành từ tình quân - dân, tạo đòn bẩy phát triển cho cộng đồng biên giới. Chúng tôi phấn đấu mỗi đồn biên phòng có ít nhất một mô hình mới giúp dân phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội. Trên cơ sở phát huy giá trị các mô hình kinh tế trước đây, sẽ tiếp tục nghiên cứu xây dựng thêm nhiều mô hình thiết thực, phù hợp với nhu cầu thực tiễn của đồng bào miền núi, nhằm hỗ trợ và cổ vũ người dân phát triển kinh tế, góp sức cùng lực lượng biên phòng giữ vững chủ quyền an ninh biên giới quốc gia". (còn tiếp)

Theo đại tá Hoàng Văn Mẫn (Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Nam), để góp sức cùng các địa phương trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, bên cạnh tham gia hàng ngàn ngày công giúp dân lao động sản xuất, các đồn biên phòng đóng chân trên địa bàn còn trực tiếp sửa chữa, làm mới hàng chục ngôi nhà, khắc phục nhiều tuyến giao thông bị hư hại do thiên tai, hướng dẫn người dân chăm sóc và thu hoạch hoa màu…

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.