Bị thu hồi quyền tuyển sinh viên quốc tế, Đại học Harvard đâm đơn kiện Chính phủ Mỹ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Theo Bộ An ninh Nội địa Mỹ (DHS), Đại học Harvard sẽ không còn được phép tiếp nhận sinh viên nước ngoài, các du học sinh hiện tại sẽ phải chuyển sang trường khác nếu muốn duy trì tư cách lưu trú hợp pháp. Harvard đã có đơn kiện, nhiều quốc gia cũng bày tỏ quan điểm không đồng tình.

Quyết định này được đưa ra sau khi Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ Kristi Noem cáo buộc Harvard "kích động bạo lực, bài Do Thái" khi từ chối cung cấp thông tin về một số sinh viên nước ngoài có hành vi phạm pháp trong khuôn viên của trường.

Trong thông cáo ngày 225, Bộ trưởng DHS Kristi Noemkhẳng định việc tuyển dụng sinh viên nước ngoài là một đặc ân, không phải là quyền để các trường đại học có thể hưởng lợi từ học phí cao hơn và củng cố các quỹ tài trợ hàng tỷ USD của họ.

dai-hoc-harvard.jpg
Đại học Harvard ở Cambridge, bang Massachusetts, Mỹ. Ảnh: Reuters/TTXVN

Trước quyết định trên, Harvard đã có phản ứng mạnh mẽ, đồng thời cam kết tuyệt đối với đào tạo sinh viên quốc tế và đang soạn thảo hướng dẫn hỗ trợ cho các sinh viên bị ảnh hưởng. Thông cáo của nhà trường nhấn mạnh: “Hành động của chính phủ là bất hợp pháp, đe dọa nghiêm trọng đến cộng đồng Harvard, đồng thời phá hoại sứ mệnh giáo dục và nghiên cứu của Harvard”.

Đại học trong nhóm Ivy League này cũng đã gửi đơn kiện Chính phủ Mỹ vì quyết định trên với lý do chính quyền đã "vi phạm trắng trợn" hiến pháp Mỹ và các luật liên bang khác, đồng thời "gây ảnh hưởng ngay lập tức và nghiêm trọng" tới trường cũng như hơn 7.000 sinh viên có thị thực hợp pháp.

Trường nhấn mạnh việc bị thu hồi SEVP sẽ buộc trường phải rút lại đơn tuyển sinh của hàng nghìn người và khiến "vô số" chương trình học thuật, khóa học và phòng thí nghiệm nghiên cứu rơi vào tình trạng hỗn loạn.

Nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã lập tức phản đối quyết định của Chính phủ Mỹ đối với Harvard. Đức và Nhật Bản đã lên tiếng phản đối đồng thời kêu gọi chính quyền Tổng thống Donald Trump xem xét lại động thái này.

Bộ trưởng Nghiên cứu Đức Dorothee Baer gọi quyết định này là "tai hại" và bày tỏ hy vọng "Chính phủ Mỹ sẽ đảo ngược quyết định này." Bà lưu ý, đây "không phải là tín hiệu tích cực đối với cả thế hệ trẻ lẫn thế giới tự do."

Trong khi đó, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cho biết chính phủ nước này sẽ kêu gọi Mỹ giảm thiểu mọi tác động tiềm ẩn đối với sinh viên Nhật Bản đang theo học tại Harvard.

Trung Quốc cũng bày tỏ thái độ không đồng tình khi nước này đang có nhiều du học sinh theo học tại Harvard. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mao Ninh nêu rõ: "Phía Trung Quốc luôn phản đối việc chính trị hóa hợp tác giáo dục... Hành động liên quan của phía Mỹ sẽ chỉ làm tổn hại hình ảnh và vị thế quốc tế của Mỹ."

Có thể bạn quan tâm

Oman là quốc gia vùng Vịnh đầu tiên đánh thuế thu nhập cá nhân từ năm 2028

Oman là quốc gia vùng Vịnh đầu tiên đánh thuế thu nhập cá nhân từ năm 2028

(GLO)-Các quốc gia vùng Vịnh từ lâu nổi tiếng với chính sách trợ cấp cho người dân từ nguồn thu dầu khí và thu hút lao động nước ngoài, bằng cách không đánh thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, Oman sẽ là quốc gia Arab đầu tiên thay đổi sau khi chính sách thuế mới có hiệu lực từ năm 2028.

Cựu Tổng thống Hàn Quốc cáo buộc lệnh bắt giữ ông vi phạm nghiêm trọng về pháp lý

Cựu Tổng thống Hàn Quốc cáo buộc lệnh bắt giữ ông vi phạm nghiêm trọng về pháp lý

(GLO)- Ngày 25-6, nhóm luật sư đại diện cho cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã nộp văn bản lên Tòa án Quận Trung tâm Seoul phản đối lại lệnh bắt giữ do công tố viên đặc biệt đệ trình, đồng thời cáo buộc lệnh này đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc tố tụng và quyền được bào chữa của ông.

Liên quan gì giữa xung đột Nga- Ukraine và Israel- Iran?

Liên quan gì giữa xung đột Nga- Ukraine và Israel- Iran?

(GLO)- Xung đột Nga- Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi cả 2 sắp bước vào cuộc đàm phán thứ 3. Israel và Iran sau 12 ngày nã đạn vào nhau, bên cạnh quyết định tấn công của Mỹ vào Tehran cũng đã tạm ngừng. Liệu có mối liên hệ gì giữa cuộc chiến ở châu Âu và cuộc chiến ở Trung Đông?

LHQ ở đâu trong cuộc xung đột Israel- Iran?

LHQ ở đâu trong cuộc xung đột Israel- Iran?

(GLO)- Sau khi Mỹ quyết định tấn công 3 cơ sở hạt nhân, Tehran đã phóng một loạt tên lửa và UAV vào Israel. Ten Aviv sau đó đáp trả bằng việc không kích vào thủ đô Tehran và một số khu vực. Căng thẳng chưa hết gia tăng trong khi vai trò của LHQ có phần mờ nhạt.

null