Bị chấn thương đầu gối, cần điều trị như thế nào?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các triệu chứng chấn thương đầu gối có thể khác nhau tùy vào loại chấn thương. Những triệu chứng thường gặp là đau, sưng, cứng khớp và khó cử động đầu gối. Trong một số trường hợp, đầu gối cũng có thể có cảm giác không ổn định hoặc bị lệch. Điều cần thiết là phải sớm tìm đến chăm sóc y tế.

Chấn thương đầu gối là chấn thương rất phổ biến. Trong đó, các loại thường gặp nhất là chấn thương đầu gối do bong gân, rách dây chằng, gãy xương và trật khớp. Các chấn thương này do nhiều yếu tố gây ra, từ chơi thể thao, vận động quá mức, té ngã đến tai nạn, theo chuyên trang sức khỏe Medical News Today (Anh).

Chấn thương đầu gối có thể là do bong gân, rách dây chằng, gãy xương và trật khớp. Ảnh: SHUTTERSTOCK

Chấn thương đầu gối có thể là do bong gân, rách dây chằng, gãy xương và trật khớp. Ảnh: SHUTTERSTOCK

Các phương pháp điều trị thường được áp dụng cho chấn thương đầu gối gồm:

Nghỉ ngơi và chườm lạnh

Những trường hợp chấn thương đầu gối nhẹ có thể tự điều trị tại nhà với các biện pháp như nghỉ ngơi và chườm lạnh. Nghỉ ngơi, hạn chế vận động khớp gối sẽ giúp các mô ở vùng bị tổn thương có thời gian lành lại, trong khi chườm lạnh giúp giảm đau và sưng.

Trong vòng 24 giờ sau khi chấn thương, chúng ta nên chườm lạnh khoảng 15-20 phút/lần, mỗi lần cách nhau khoảng vài giờ. Các phương pháp này rất hiệu quả đối với các chấn thương đầu gối từ nhẹ đến trung bình, chẳng hạn như bong gân hay căng cơ.

Thuốc giảm đau, kháng viêm

Thuốc có thể được sử dụng song song với nghỉ ngơi và chườm lạnh. Các loại thuốc giảm đau, kháng viêm không kê đơn thường được dùng để điều trị chấn thương đầu gối là aspirin, ibuprofen và paracetamol.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể điều trị bằng một số loại thuốc giảm đau, kháng viêm cần kê đơn như cortisone và prednisone. Tuy nhiên, các loại thuốc này chỉ nên uống khi có chỉ định của bác sĩ và dùng trong một khoảng thời gian giới hạn.

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu có thể cải thiện chức năng đầu gối, giảm đau và ngăn ngừa chấn thương trong tương lai. Ảnh: SHUTTERSTOCK

Vật lý trị liệu có thể cải thiện chức năng đầu gối, giảm đau và ngăn ngừa chấn thương trong tương lai. Ảnh: SHUTTERSTOCK

Vật lý trị liệu có thể cải thiện chức năng đầu gối, giảm đau và ngăn ngừa chấn thương trong tương lai. Tùy từng trường hợp mà nhà trị liệu vật lý sẽ có kế hoạch điều trị khác nhau.

Các phương pháp trong vật lý trị liệu như chườm lạnh, chườm ấm, xoa bóp, kích thích dây thần kinh hoặc cơ bằng điện, bài tập và động tác giãn cơ sẽ cải thiện sức mạnh và tính linh hoạt của đầu gối.

Phẫu thuật

Trong một số trường hợp, phẫu thuật là cần thiết. Ví dụ, nếu dây chằng bị rách hoặc sụn tổn thương nghiêm trọng, phẫu thuật sẽ sửa chữa hoặc loại bỏ mô bị hỏng.

Thậm chí, những trường hợp chấn thương đầu gối có liên quan đến viêm khớp, thoái hóa thì bác sĩ có thể thay một phần hoặc toàn bộ khớp gối, theo Medical News Today.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.