Bí ẩn về ngôi chùa chênh vênh trên vách đá hơn 1500 năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trải qua suốt hơn 1500 năm cùng đất trời, ngôi chùa cổ Huyền Không nằm giữa lưng chừng núi Hằng Sơn, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, vẫn đứng vững hiên ngang sừng sững, đồng thời trở thành điểm đến tâm linh hút khách trong ngày đầu xuân.
 

Chùa Huyền Không được xây dựng vào những năm cuối thời Bắc Ngụy, nằm ở độ cao hơn 50m, là ngôi chùa gỗ dựng trên vách đá lâu đời nhất thế giới. Sau này, chùa Huyền Không được trùng tu lại trong cả 2 đời nhà Minh và nhà Thanh. Trước đó, tạp chí Times từng bình chọn nơi này nằm trong "Top10 kiến trúc bí ẩn nhất thế giới".

Điểm nổi bật nhất ở chùa Huyền Không là công trình duy nhất còn lại tượng trưng cho sự kết hợp giữa các tôn giáo truyền thống ở Trung Quốc gồm Phật giáo, Lão giáo và Khổng giáo.

Nằm trên vách đá núi chênh vênh, dựng từ những chiếc cọc gỗ, nhìn từ xa, ngôi chùa như tạc vào núi khiến nhiều người lo sợ nơi này có thể đổ sập xuống. Tuy nhiên, cấu trúc này là sản phẩm hoàn hảo của người xưa khi cố tình xây cao tránh lũ lụt, mưa tuyết cùng hình thái thời tiết khắc nghiệt. Điều này lý giải hiện trạng gần như còn nguyên vẹn tới ngày nay của ngôi chùa.

Chùa Huyền Không có tổng diện tích hơn 150 m2, gồm 40 điện thờ được thiết kế cân bằng. Nhìn từ xa, các cột gỗ có vẻ mỏng manh khó lòng chống đỡ. Nhưng thực tế, trọng tâm thực sự của chùa nằm hẳn trong vách đá. Bởi vậy, nhìn bề ngoài ngôi chùa như chênh vênh trên đá, song cấu trúc tuyệt vời này vẫn "thi gan" vững vàng cùng năm tháng.

Nối liền 40 điện thờ trong chùa là hành lang xây dựng theo vách núi, được chống đỡ bằng cọc. Trong đó, mỗi chiếc cọc gỗ được chế tác công phu với điểm đặt móng đều tính toán cẩn trọng, đảm bảo đỡ trọng tâm của ngôi chùa.

Những điện thờ bên trong có diện tích lớn nhỏ khác nhau. Gian lớn nhất khoảng 36.4 m2, trong khi gian nhỏ chị trộng 5 m2. Trong chùa còn lưu giữ hơn 80 bức tượng Phật đúc bằng đồng, sắt, đất sét hay điêu khắc đá. Tất cả được chạm khắc tinh xảo dưới các triều đại khác nhau của Trung Hoa.

Lịch sử từng ghi lại trong 50 năm trở lại đây, khu vực này xảy ra 3 trận động đất từ 6 độ richter trở lên. Trận gần đây nhất diễn ra năm 1992 nhưng chùa Huyền Không không hề bị bất cứ ảnh hưởng nào. Trong khi đó, toàn huyện Hồn Nguyên có khoảng hơn 10.000 ngôi nhà và công trình đổ sập. Điều này như một minh chứng kỳ diệu khó lòng lý giải.

Trải qua nhiều triều đại phong kiến tại Trung Quốc, đến nay ngôi chùa vẫn bảo quản tốt và trở thành điểm đến tâm linh hấp dẫn.

Theo baohatinh

Có thể bạn quan tâm

Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

(GLO)- Lễ cúng rụng rốn (Et tuh klok) là nghi lễ đầu tiên trong vòng đời của mỗi người Bahnar. Không chỉ là cúng tạ ơn, mong muốn các thần linh che chở, bảo vệ đứa trẻ khỏe mạnh, mà lễ cúng còn là sự xác nhận đứa bé chính thức trở thành thành viên trong gia đình, dòng tộc và cộng đồng.
Ché quý của người Jrai

Ché quý của người Jrai

(GLO)- Người Jrai ở Krông Pa (tỉnh Gia Lai) còn lưu giữ nhiều loại ché (ghè) rất giá trị. Bước vào một ngôi nhà dài, quan sát vị trí, số lượng các loại ché, chúng ta có thể đánh giá mức độ giàu có của chủ nhân.
Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

(GLO)- Bằng tình yêu và niềm tự hào về nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Ak (80 tuổi, làng Chuét 2, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) đã dành trọn cuộc đời để bảo tồn văn hóa cồng chiêng, đan lát và chế tác nhạc cụ dân tộc với mong muốn lưu giữ cho thế hệ mai sau.
Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

(GLO)- Trên địa bàn xã Hà Đông (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) hiện còn 12 nếp nhà sàn vách đất, lợp mái ngói. Chẳng phải do đời sống khó khăn, mà kiểu nhà ấy phù hợp với điều kiện khí hậu nơi này, còn gia chủ thì luôn mong muốn bảo tồn giá trị truyền thống đặc sắc của dân tộc.
Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng triển khai công tác kiểm kê di sản văn hóa (DSVH) phi vật thể trên địa bàn. Đây chính là tiền đề để huyện tiếp tục làm tốt công tác quản lý cũng như phát huy giá trị di sản nhằm thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương phát triển.
Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

(GLO)- Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.
Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

(GLO)- 

Tròn 70 năm kể từ khi cố Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr (làng Ơi H'Briu, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) mang chiếc đàn t'rưng giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, loại nhạc cụ độc đáo ấy đã được quảng bá không ngừng.