Bí ẩn của phụ nữ bộ tộc Apatani (kỳ 2): Chiến tranh vì phụ nữ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chính sắc đẹp của người phụ nữ Apatani xưa kia là “ngòi nổ” những cuộc chiến giữa các bộ lạc dưới chân núi Himalaya.

Cuối cùng bộ lạc Apatani buộc phải ra đi rời bỏ Tây Tạng để giữ gìn những cô gái đẹp ít ỏi còn sót lại. Cả bảy ngôi làng ở thung lũng Ziro đều mang trong mình câu chuyện ly kỳ về cuộc thiên di định mệnh ấy.

Những kẻ săn sắc đẹp

 

Chân dung một suman (phù thủy) ở thung lũng Ziro.
Chân dung một suman (phù thủy) ở thung lũng Ziro.

Ngồi lặng lẽ trong căn nhà của mình ở làng Hong, bà Bullo Yangssing tiếp chúng tôi bằng một nụ cười chân thành nhưng không giấu nổi vẻ rạng rỡ khiến chiếc mũi của bà rộng thêm ra, xấu xí một cách đến kỳ lạ.

Nhưng với bà Yangssing hay bất kỳ một phụ nữ Apatani nào cùng trang lứa thì đó lại là... niềm tự hào, hãnh diện.

Lấy tay che ngang mặt, bà Yangssing bắt đầu chậm rãi kể về hồi ức của bộ tộc mình mà theo bà là “được truyền tai nhau qua nhiều thế hệ và chẳng sử sách nào ghi chép lại”. Với bà, cụm từ “săn lùng” là nỗi ám ảnh của người Apatani từ hàng trăm năm về trước.

Thuở xưa ấy, Apatani là tộc người sản sinh rất nhiều phụ nữ đẹp. Và vẻ đẹp quyến rũ ấy của họ đã dấy lên sự thèm khát của những người đàn ông ở các bộ lạc lân cận. Đã có rất nhiều thiếu nữ Apatani đẹp như lan rừng liên tục bị bắt đi trong những cuộc giao tranh khốc liệt.

Cuộc sống bình yên của tộc người Apatani đã không còn nữa khi sắc đẹp của các phụ nữ trong bộ tộc làm điên đảo nhiều tù trưởng các tộc khác.

Khi đã lọt vào tầm mắt của những tù trưởng, họ đã bị săn lùng, bị bắt cóc để các chiến binh bộ tộc khác mang về làm vợ.

Nỗi đau mất phụ nữ và lòng tự trọng khiến đàn ông Apatani phải lao vào cuộc chiến.

Cạnh nhà bà Yangssing là nhà của bà Bullo Yagyang - giống như một bảo tàng lưu giữ những ký ức chiến tranh thuở ấy của bộ tộc Apatani, nơi bóng dáng của các cuộc chiến từ hàng trăm năm trước vẫn còn nguyên vẹn trên những cây giáo dài, cùng những tấm khiên được làm bằng da gấu đen... Chúng được bà Bullo Yagyang lưu giữ một cách cẩn thận.

Tháo một bộ khiên được làm bằng da gấu đen từ trần nhà xuống, anh Bullo Tasser - con trai bà Yagyang - cho biết: “Tấm da gấu này đã có hơn 200 năm. Đó là một phần tự hào của người Apatani chúng tôi”.

Nói rồi anh Bullo Tasser hào hứng chỉ tay lên nóc nhà, nơi đang lưu giữ những cây giáo dài 7m: “Ông nội tôi bảo rằng nhờ vũ khí đó mà dân làng Apatani, trong đó có bà nội tôi, được bảo vệ bình yên trong một khoảng thời gian dài”.

Rời bỏ Tây Tạng

 

Một góc ngôi làng trong thung lũng Ziro của người Apatani.
Một góc ngôi làng trong thung lũng Ziro của người Apatani.

Đứng trên cao nhìn xuống, thung lũng Ziro chạy dài tít tắp. Michi Tajo - người dẫn đường cho chúng tôi, nói: “Ngày xưa nơi đây chưa có tên. Ziro chính là tên gọi đầu tiên của tộc người Apatani cổ khi tổ tiên chúng tôi còn lang thang ở tận Tây Tạng xa xôi.

Nhưng rồi chiến tranh triền miên giữa các bộ tộc, đặc biệt là các cuộc săn lùng đẫm máu để bắt đi những phụ nữ xinh đẹp khiến người Apatani mệt mỏi, họ đành tìm cách di tản và rời xa Tây Tạng bằng một cuộc thiên di định mệnh.

Họ chẳng khác gì loài chim phải tìm cách trốn khỏi mùa đông lạnh giá trên Tây Tạng đầy băng tuyết để tự cứu mình.

Khi đến đây, vốn là một thung lũng bằng phẳng, tổ tiên chúng tôi quyết định dừng lại. Họ vào rừng chặt tre trúc dựng nhà, ngăn suối bắt cá và lấy nước vỡ ruộng để sản xuất lương thực... Từ đó thung lũng này mới có tên gọi Ziro”.

Để giúp chúng tôi hiểu thêm về vùng đất Ziro, người dẫn đường lái xe đi khắp các ngôi làng: “Có tất cả bảy ngôi làng người Apatani sống dọc quanh thung lũng và nông nghiệp lúa nước là nghề chính của họ”.

Nói rồi Tajo dẫn cả nhóm vào một ngôi nhà của suman (phù thủy) của làng. Đó là nhà của ông Bullo Boga - một căn nhà được dựng bằng tre trúc từ mấy chục năm về trước.

Bên bếp lửa hồng, phù thủy Bullo Boga bảo: “Chúng tôi không thích chiến tranh với bất kỳ bộ tộc nào khác. Người Apatani chỉ muốn sống hòa bình.

Bởi vậy để không mất thêm phụ nữ và tránh xảy ra những cuộc đụng độ đẫm máu nên buộc lòng người Apatani chúng tôi phải bỏ làng. Đó cũng chính là lý do chúng tôi 
không có bất kỳ sử sách gì ghi lại câu chuyện của bộ tộc mình”.

Theo tuoitre

Có thể bạn quan tâm

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.
Người trở về

Người trở về

Sự trở về là minh chứng sinh động cụ thể nhất cho việc vượt qua định kiến và mặc cảm về những gì họ đã từng nghĩ, từng hành động.