Bệnh viện Chợ Rẫy: 1.030 trường hợp được ghép thận sau 30 năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ghép thận là phương pháp điều trị thay thế thận hiệu quả, đem lại chất lượng cuộc sống cao cho bệnh nhân suy thận mạn tính giai đoạn cuối. Thế giới ghép thận thành công từ năm 1954, Việt Nam ghép thận từ năm 1992.
Ngày 21.4, Bệnh viện Chợ Rẫy tổ chức Hội nghị khoa học thường niên năm 2022. Tại hội nghị, PGS-TS Thái Minh Sâm, Trưởng khoa Ngoại tiết niệu, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, sau 30 năm triển khai ghép thận (tháng 12.1992 - 12.2021), Bệnh viện Chợ Rẫy đã ghép thận tổng cộng 1.030 ca. Đã có 300 trẻ em sinh ra từ bố/mẹ sau ghép thận.

Trường hợp ghép thận bất tương hợp nhóm máu đầu tiên tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Trường hợp ghép thận bất tương hợp nhóm máu đầu tiên tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Bệnh viện Chợ Rẫy đã đi vào ghép thận thường quy và kết quả đạt được tương đương các trung tâm lớn trên thế giới.
Theo PGS-TS Thái Minh Sâm, trong 1.030 ca ghép thận, chủ yếu là ghép thận từ người cho sống (94,1%) có quan hệ huyết thống, tỷ lệ ghép thận từ người hiến chết còn thấp (5,9%).
Về độ tuổi, trung bình tuổi người hiến thận là 50 và tuổi người nhận thận là 34. Tỷ lệ nam/nữ hiến thận là 1/1,16 và nhận thận là 1,87/1.
Về hòa hợp miễn dịch, có 1 ca ghép thận bất tương hợp nhóm máu. Tất cả các trường hợp còn lại là hiến và nhận thận cùng nhóm máu, hoặc khác nhóm máu nhưng phải tuân thủ theo nguyên tắc truyền máu.
Sau ghép thận, biến chứng sớm thải ghép cấp là 7,69%, nhiễm khuẩn đường tiết niệu là 5,77%.
“Sau ghép thận, tỷ lệ bệnh nhân sống còn sau 1 năm là 98,6%, 5 năm đạt 88,9%, 10 năm là 74,3%”, PGS-TS Thái Minh Sâm, thông tin
Cũng theo PGS-TS Thái Minh Sâm, ghép tạng là 1 trong 10 thành tựu vĩ đại của thế kỷ 20. Chi phí ghép thận rẻ hơn nhiều so với các phương pháp điều trị thay thế. Nguồn cho thận là từ người cho sống và người cho chết não, nhưng chủ yếu là người cho sống.
Do đó, cần phát triển mạnh hơn về nguồn thận hiến từ người hiến chết, nhằm đáp ứng nhu cầu, theo kịp xu thế và phát triển ngành ghép thận tại Việt Nam.
Tính đến nay, cả nước có 22 trung tâm ghép thận, với 5.874 ca được ghép. Đứng đầu là Bệnh viện Việt Đức, tiếp theo là bệnh viện ở Huế và thứ 3 là Bệnh viện Chợ Rẫy.
Theo Duy Tính (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Từ ngày 26-3 đến 31-3-2025, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi với mục tiêu chung tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng nhằm chủ động phòng-chống dịch sởi, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi trên địa bàn huyện.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng chống bệnh sởi

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng-chống bệnh sởi

(GLO)- Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).