Bệnh tay chân miệng tăng cao trên cả nước

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
TP.HCM yêu cầu chuẩn bị đủ thuốc, máy móc để điều trị bệnh Theo báo cáo công tác y tế tháng 9.2018 của Bộ Y tế, trong tháng 9 cả nước có 12.233 ca tay chân miệng (TCM), tăng 3.289 ca so với tháng 8 và nâng tổng số mắc TCM từ đầu năm đến nay lên 42.772 ca.
 Bệnh nhi điều trị TCM tại BV Nhi đồng 1 đến từ nhiều tỉnh phía Nam
Bệnh nhi điều trị TCM tại BV Nhi đồng 1 đến từ nhiều tỉnh phía Nam
Tháng 9 có 13.451 ca sốt xuất huyết, tăng 750 ca so với tháng 8 và nâng tổng số ca mắc từ đầu năm đến nay trên cả nước hơn 56.000 ca (có 11 ca tử vong ở Bình Dương (2 ca), Đồng Nai (2 ca), TP.HCM, Bình Phước, Cà Mau, An Giang, Bình Định, Trà Vinh, Khánh Hòa).
Về sởi, từ đầu năm đến nay cả nước có 1.937 ca sốt phát ban nghi sởi, trong đó tháng 9 là 374 ca, tăng 154 ca so với tháng 8. Trước tình hình trên, Bộ Y tế chỉ đạo sở y tế các tỉnh, thành tăng cường công tác phòng chống, giám sát dịch bệnh.
Trong động thái khác, trước tình hình trở lại của gien C4 thuộc chủng vi rút Enterovirus 71 (EV71) - chủng vi rút đã gây vụ dịch TCM lớn trên cả nước vào năm 2011, trong đó có TP.HCM, hôm qua (30.9) PGS-TS Tăng Chí Thượng, Phó giám đốc Sở Y tế TP, chỉ đạo tất cả bệnh viện (BV) trên địa bàn sẵn sàng tiếp nhận trẻ mắc TCM và chẩn đoán, thăm khám toàn diện, phát hiện trở nặng phải xử lý kịp thời; nếu không có điều kiện hồi sức thì chuyển ngay đến BV Bệnh nhiệt đới, Nhi đồng 1, Nhi đồng 2, Nhi đồng TP. Trường hợp bệnh nhân điều trị nội trú, ngoài theo dõi sát các BV chuẩn bị đầy đủ thuốc, máy thở, trang thiết bị... để cứu chữa.
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - thần kinh BV Nhi đồng 1, khi một trẻ mắc TCM cần được theo dõi sát. Nếu trẻ bị nhẹ thì 5 - 7 ngày tự hết.
Trường hợp bị nặng, tùy mức độ mà có sự điều trị thích hợp như cho dùng thuốc an thần không để giật mình, truyền thuốc điều hòa miễn dịch Gamma globulin; trẻ bị cao huyết áp thì truyền thuốc điều chỉnh; nếu khó thở thì cho thở máy; nếu trẻ vào nặng ở giai đoạn cuối (độ 4) thì điều trị chống sốc, lọc máu.
Một trẻ mắc TCM nặng thời gian điều trị kéo dài lên đến cả tháng và viện phí trung bình từ 30 - 40 triệu đồng.
Ở góc độ dự phòng, bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng TP.HCM, đề nghị phối hợp chặt chẽ với Sở GD-ĐT triển khai các hoạt động kiểm soát bệnh truyền nhiễm tại trường học, trong đó kiểm soát bệnh TCM được đặt lên hàng đầu tại các trường mầm non, nhóm trẻ vì lứa tuổi này chưa có đáp ứng miễn dịch với gien gây bệnh C4.
Theo Thanhnien

Có thể bạn quan tâm

34 cán bộ, nhân viên y tế Gia Lai được tập huấn nâng cao năng lực quản lý suy dinh dưỡng cấp tính

34 cán bộ, nhân viên y tế Gia Lai được tập huấn nâng cao năng lực quản lý suy dinh dưỡng cấp tính

(GLO)- Từ ngày 23 đến 25-4, tại TP. Pleiku, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý suy dinh dưỡng cấp tính cho 34 cán bộ, nhân viên y tế phụ trách công tác dinh dưỡng tuyến huyện thuộc Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững năm 2024.
Đau nửa đầu bên phải là dấu hiệu bệnh gì?

Đau nửa đầu bên phải là dấu hiệu bệnh gì?

Có những cơn nhức đầu khó chịu và vùng đau chủ yếu nằm ở nửa bên phải đầu. Cảm giác đau nhức này có thể xuất hiện ở sau đầu, hàm, mắt hay xoang. Tuy nhiên, tất cả đều nằm ở nửa bên phải đầu. Nguồn gốc của những cơn đau nhức có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau.
WHO phê duyệt vaccine mới ngừa dịch tả

WHO phê duyệt vaccine mới ngừa dịch tả

Do hãng dược phẩm EuBiologics (Hàn Quốc) sản xuất, vaccine Euvichol-S được phát triển từ một công thức đơn giản hóa, sử dụng ít thành phần hơn, rẻ hơn và có thể sản xuất nhanh hơn phiên bản trước.