Bệnh bạch hầu: Nguồn lây không ngờ và các tình huống tiếp xúc gần

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Ca bạch hầu tử vong tại Nghệ An mới đây được cơ quan y tế xác định có gần 120 người tiếp xúc gần, trong đó, cô gái 18 tuổi tại Bắc Giang đã có kết quả xét nghiệm dương tính. Tiếp xúc gần ca bệnh hoặc người lành mang trùng là tình huống dễ lây nhiễm bệnh.

Lưu ý về "tiếp xúc gần" và đường lây nhiễm vi khuẩn bạch hầu, PGS-TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho biết bạch hầu là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm dù thuộc nhóm B. Bệnh lây qua đường hô hấp theo hình thức giọt bắn, lây trực tiếp do tiếp xúc với người bệnh khi nói, ho, hắt hơi.

Bạch hầu rất dễ lây khi tiếp xúc gần người bệnh, người mang vi khuẩn nhưng không phát bệnh. BỆNH VIỆN NHI T.Ư

Bạch hầu rất dễ lây khi tiếp xúc gần người bệnh, người mang vi khuẩn nhưng không phát bệnh. BỆNH VIỆN NHI T.Ư

Vi khuẩn này cũng có thể lây gián tiếp qua tiếp xúc với các dịch tiết chứa vi khuẩn của người bệnh (dịch tiết từ niêm mạc mũi, họng của bệnh nhân), từ người lành mang vi khuẩn bạch hầu nhưng không có triệu chứng bệnh. Vi khuẩn bạch hầu cũng có thể lây gián tiếp qua quần áo, tay... do vệ sinh cá nhân kém.

Với bệnh truyền nhiễm, tiếp xúc gần ca bệnh là các tình huống: tiếp xúc trong vòng 1,5 m, thăm hỏi, nói chuyện với nhau, cùng nhau ăn uống, vui chơi; cùng làm việc, học tập, thảo luận, họp nhóm; các tiếp xúc gần gũi, thân mật (hôn, quan hệ tình dục).

Nguy cơ bùng dịch bạch hầu khi ca nhiễm liên tiếp ghi nhận ở Nghệ An, Bắc Giang

Nguồn lây không ngờ, khó truy tìm

Bạch hầu lây qua tiếp xúc thân mật, qua đồ dùng dính dịch tiết mũi họng của người mang vi khuẩn. Ảnh TL
Bạch hầu lây qua tiếp xúc thân mật, qua đồ dùng dính dịch tiết mũi họng của người mang vi khuẩn. Ảnh TL

Đáng lưu ý, nguồn lây bạch hầu có thể là người bệnh, người lành mang trùng nên nhiều khi chúng ta không biết bị lây từ nguồn nào.

"Những trường hợp nặng có thể dẫn đến nhiễm độc, nhiễm trùng nặng, đặc biệt là gây các tổn thương viêm cơ tim, nguy cơ tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời", ông Phu cho biết.

Cũng theo ông Phu, trước kia, bệnh bạch hầu rất phổ biến, nhưng sau thời gian dài triển khai chương trình tiêm chủng mở rộng và việc tiếp cận thuận lợi hơn với vắc xin bạch hầu, số người mắc bệnh đã giảm rất nhiều. Sau nhiều năm không có ca bệnh, người dân có thể không biết bệnh bạch hầu.

Lý giải về các ổ dịch bạch hầu trở lại gần đây, ông Phu nhận định, có những vùng gọi là "vùng trũng" về tiêm chủng, điều kiện vệ sinh kém, nên dịch thường bùng phát trước ở miền núi, vùng sâu vùng xa.

"Nói vậy nhưng chúng ta cũng không được chủ quan vì dịch có thể bùng phát bất kỳ ở đâu, những ai không có miễn dịch đều có khả năng mắc bệnh và lây cho người khác", ông Trần Đắc Phu lưu ý.

PGS Trần Đắc Phu cho biết thêm, để khống chế ổ dịch, những trường hợp tiếp xúc gần với ca bệnh sẽ được uống thuốc kháng sinh dự phòng để diệt ngay vi khuẩn bạch hầu, vừa không phát bệnh nếu không may nhiễm vi khuẩn và không trở thành nguồn lây bệnh cho người khác.

Về lâu dài, biện pháp phòng bệnh hiệu quả vẫn là tiêm vắc xin. Trẻ cần được tiêm đúng lịch, đủ liều cơ bản, sau đó tiêm nhắc lại. Người lớn cần tiêm nhắc lại khoảng 10 năm/lần. Tại những vùng có nguy cơ cao, Bộ Y tế có thể thực hiện các chiến dịch tiêm vét, tiêm bổ sung.

Tiếp xúc gần ca bệnh bạch hầu

Là người có tiếp xúc trực tiếp với ca bệnh hoặc với người lành mang trùng bao gồm:

Người sống trong cùng hộ gia đình, cùng nhà.

Học sinh cùng lớp, cùng trường, cùng nhóm học tập.

Nhóm trẻ hàng xóm, anh em họ hàng cùng chơi với nhau.

Người cùng nhóm làm việc hoặc cùng phòng làm việc.

Những người ngủ cùng, ăn cùng nhau, dùng chung các đồ vật ăn uống sinh hoạt trong bất cứ tình huống nào.

Người trong cùng nhóm sinh hoạt cộng đồng, trung tâm bảo trợ xã hội, doanh trại...

Người ngồi cùng hàng và trước hoặc sau 2 hàng ghế trên cùng một phương tiện giao thông (tàu, xe ô tô, máy bay, tàu thủy…).

Người chăm sóc bệnh nhân, cán bộ y tế không sử dụng trang phục phòng chống lây nhiễm trong khi khám, điều trị, chăm sóc, điều tra, lấy mẫu bệnh phẩm.

Tất cả các trường hợp có tiếp xúc trực tiếp với ca bệnh xác định, với người lành mang trùng trong các trường hợp khác (hôn nhau, quan hệ tình dục …).

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Tập huấn Chương trình phong năm 2024

Gia Lai: Tập huấn Chương trình phong năm 2024

(GLO)- Trong 2 ngày 14 và 15-11, tại TP. Pleiku, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai tổ chức lớp tập huấn Chương trình phong năm 2024 cho 56 cán bộ, nhân viên y tế phụ trách công tác phòng- chống bệnh phong trên địa bàn tỉnh.

Ngày hội hiến máu tình nguyện thu hút đông đảo người dân huyện Phú Thiện tham gia. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện tiếp nhận 554 đơn vị máu an toàn

(GLO)- Sáng 14-11, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện huyện Phú Thiện phối hợp với Khoa Huyết học và Truyền máu-Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai và Bệnh viện Quân y 211 tổ chức Ngày hội hiến máu tình nguyện đợt 2 năm 2024.

1 chén dâu tây mỗi ngày giúp giảm mỡ máu lại tốt cho tim, não

1 chén dâu tây mỗi ngày giúp giảm mỡ máu lại tốt cho tim, não

Bệnh tim mạch vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu nhưng nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí khoa học Critical Reviews in Food Science and Nutrition đã phát hiện một loại trái cây được yêu thích có thể thúc đẩy sức khỏe tim mạch và não bộ đồng thời kiểm soát mức cholesterol

4 lợi ích của rau chân vịt khi ăn vào mùa đông

4 lợi ích của rau chân vịt khi ăn vào mùa đông

Rau chân vịt (còn gọi cải bó xôi, rau bina) được xem là siêu thực phẩm vào mùa đông vì chứa đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu có thể ngăn ngừa các bệnh theo mùa và thúc đẩy sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, loại rau này có lượng calo thấp nên rất phù hợp cho chế độ ăn giảm cân.

Gia Lai ghi nhận 2.633 ca mắc sốt xuất huyết

Gia Lai ghi nhận 2.633 ca mắc sốt xuất huyết

(GLO)- Theo Sở Y tế Gia Lai, trong tuần qua, Gia Lai ghi nhận 133 ca mắc sốt xuất huyết (SXH), tăng 11 ca so với tuần trước, nâng tổng số ca mắc SXH trên toàn tỉnh từ đầu năm 2024 đến ngày 6-11 lên 2.633 ca; không có trường hợp tử vong.