Bay cao cánh diều

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- “Ngày xưa có cánh diều chao hững hờ vi vút sau rặng tre. Ngày xưa có cánh cò bay la đà chập chờn theo đồng lúa”.

Ca từ mượt mà, đầy chất thơ nhưng rất đỗi bình dị trong bài hát “Ngày xưa ơi” của nhạc sĩ Yến Dung đã theo tôi và bạn bè cùng trang lứa đi từ tuổi thơ cho đến tận bây giờ. Để những ngày hè theo chân con ra ngoại thành, chạy đua cùng những cơn gió và hạt mưa bất chợt, cánh diều tuổi thơ lại hiện về trong chấp chới trời xanh.

Kỷ niệm tuổi thơ luôn là thức quà vô giá đối với chúng ta khi tóc trên đầu đã ngả màu sương khói. Làm sao mà quên được những năm tháng cùng bạn bè chơi những trò chơi dân gian dưới ánh trăng vằng vặc, trong lồng lộng gió trời cùng rộn rã tiếng cười. Góc sân này là trò ô ăn quan, khoảng rộng kia bày đồ hàng ra bán, thân cây chuối úp mặt chơi trò trốn tìm, dưới bóng cây bơ chơi trò rồng rắn...

Minh họa: HUYỀN TRANG

Minh họa: HUYỀN TRANG

Trong vô vàn trò chơi tuổi nhỏ, có ai chưa từng chạy theo những cánh diều no gió thoắt ẩn thoắt hiện trên tít tắp cao xa? Những đêm rằm Trung thu, lồng đèn thường được làm từ thân tre, thân nứa với lập lòe ánh nến mà cuốn hút lũ trẻ con vô cùng. Giống như đèn ông sao, khung cánh diều cũng được làm từ tre nứa. Thân và đuôi diều là những tờ báo hoặc trang vở học trò đã sử dụng được cắt dán khéo léo, tỉ mỉ. Thân càng cân, đuôi càng dài thì diều càng được chắp cánh bay cao.

Đứa trẻ nào mà được bố làm cho cái diều to, chắc chắn với nhiều chiếc đuôi dài thì hãnh diện với chúng bạn phải biết. Để rồi cứ xuýt xoa, hong hóng chờ đợi đến chiều được ngửa cổ lên trời ngắm nhìn những cánh diều no gió giữa mênh mông.

Bây giờ, những ông bố không còn phải tự mày mò làm diều từ chất liệu giấy và tre nứa nữa vì diều được làm sẵn và bày bán với giá cả hợp lý.

Diều có nhiều loại cùng với màu sắc bắt mắt nên luôn thu hút được ánh nhìn của con trẻ. Chúng háo hức, say mê khi được bố mẹ đưa đến khoảng đất trống rộng rãi phía ngoại ô để nô đùa chạy nhảy. Nhìn ánh mắt lấp lánh và nụ cười thơ ngây hồn nhiên của chúng khi ngước nhìn những cánh diều đầy màu sắc chao liệng trong gió khiến lòng ta cũng trở nên rộn ràng. Trong khoảnh khắc ấy, đôi lúc chúng ta vẫn phảng phất miền hoài niệm.

Pleiku vào hè cũng là lúc những trận mưa ghé đến không lời hẹn trước. Nên niềm vui thả diều cũng trở thành những giờ phút tranh thủ. Tranh thủ trời quang mây tạnh, tranh thủ giờ làm việc cuối chiều, tranh thủ những ngày cuối tuần không mưa gió... các ông bố bà mẹ chở con đi tìm nơi có không gian rộng rãi để cánh diều tuổi thơ của con được thỏa chí vẫy vùng và cũng là để cho chính mình được sống lại những giây phút xa xưa. Hy vọng mai này khi lớn lên, những khoảnh khắc ấy sẽ là kỷ niệm tuyệt vời của các con mà không điều gì sánh được.

Thế giới tuổi thơ của con là những mảng ký ức để nuôi dưỡng tâm hồn. Cánh diều này sẽ mang giấc mơ của con đi xa, đến những miền đất mới. Nhưng ký ức sẽ neo vào con để con hiểu thêm 2 tiếng “quê hương”. Giống như cánh diều tuổi thơ đã theo chúng ta từ bờ bãi ruộng đồng, lên non xuống biển, bồi đắp cho tâm hồn ta những mảng màu bình dị để bây giờ ta lại thêm một mảnh ghép vào ký ức con như một cách dặn dò.

Cánh diều ấy sẽ lại ngân nga trong con một thứ kỷ niệm như mật ngọt để con trở về sau hành trình cuộc đời với những bôn ba. “Quê hương là con diều biếc/Tuổi thơ con thả trên đồng/Quê hương là con đò nhỏ/Êm đềm khua nước ven sông” (Đỗ Trung Quân).

Có thể bạn quan tâm

Nhớ những mùa vàng

Nhớ những mùa vàng

(GLO)- Những mùa lúa vàng trĩu bông thơm mùi rơm rạ là hình ảnh đã ăn sâu vào ký ức bao thế hệ người Việt, đặc biệt là những người lớn lên ở thôn quê.
Thơm thảo mùa thu

Thơm thảo mùa thu

(GLO)- Một buổi chiều thu, giữa người xe phố phường giăng mắc, tôi chợt thấy bên vỉa hè một chị hàng rong lặng lẽ bày ra những quả hồng. Những quả hồng chín ửng căng bóng, màu cam đỏ pha chút thẫm xanh dịu mắt được xếp vào chiếc mẹt tre.
Cơn bão đi qua

Cơn bão đi qua

Bão đi qua, ta thêm yêu thương, biết sẻ chia hơn với những mảnh đời khốn khó. Bão tan, ta bắt đầu lại từ những mầm xanh hy vọng...
Giấc mơ về mẹ

Giấc mơ về mẹ

(GLO)- Đêm khuya. Chốc chốc, những đợt mưa nối nhau quất rào rạt lên mái tôn. Hơi lạnh len lỏi xuyên qua lớp chăn thấm vào da thịt. Con gái tôi giật mình, khóc ré lên vì sợ.
Cái gạc-măng-rê của mẹ

Cái gạc-măng-rê của mẹ

Mấy tuần nay, bà ngoại sắp nhỏ dọn nhà đi nơi khác nên những thứ đồ cũ kỹ được bỏ bớt. Chỉ có cái gạc-măng-rê (garde manger), chuyển mấy lần nhưng mẹ tôi để hoài không nỡ bỏ. Cái gạc-măng-rê được đặt ở góc bếp, lặng im, cũ kỹ nhưng chứa đầy kỷ niệm của từng thành viên.
Hương ổi mùa xa

Hương ổi mùa xa

(GLO)- Tôi không lớn lên giữa đồng bằng miền Bắc để được biết đến cái ngọt ngào và tinh túy của đất trời vào thu bằng hương cốm hay hương thị đẫm hồn xưa.
Tự “chữa lành” cho bản thân

Tự “chữa lành” cho bản thân

(GLO)- Cứ gần đến ngày nghỉ lễ là các anh chị đồng nghiệp lại xúm xít hỏi nhau: “Lễ này đi chơi ở đâu?”. Còn tôi thì chỉ muốn nghỉ ngơi bên gia đình. Đã rất nhiều năm rồi, tôi không có khái niệm đi chơi ngày lễ, nhất là những chuyến đi chơi xa dài ngày.
Tháng Chín...

Tháng Chín...

Tháng Chín khiến người ta nhớ và bâng khuâng khi vấn vương một tà áo trắng, một ánh mắt cười trong ngày khai giảng. Mới đó mà đã gần hai mươi năm trôi qua. Không dưng thèm bé lại, được hồn nhiên tung tăng cắp sách tới trường như thuở nào.
Hương vị của kỷ niệm

Hương vị của kỷ niệm

Hôm rồi, đứa em ở Bến Tre lên thành phố, ghé nhà thăm và tặng một bịch nhãn long nhà trồng được. Cầm bịch nhãn long trên tay mà Linh ngỡ ngàng vì có trái vỏ màu trắng, trái thì vỏ màu tím, nhãn long giờ thật lạ.
Cuốn sách bị đánh cắp

Cuốn sách bị đánh cắp

Chiếc xe khách như con trâu kiệt sức, phì phò thở hắt ra mấy lượt rồi bất động. Gã tài xế trẻ măng vặn vặn mấy cái nút, cố khởi động lại nhưng chiếc xe vẫn im ru.
Bí mật của thời gian

Bí mật của thời gian

(GLO)- Có lẽ do bản tính thích quan sát và để ý mọi thứ quanh mình nên tôi thường đặt ra những câu hỏi. Có lần, tôi đã hỏi một người bạn: “Trên đời này, có thứ gì chứa nhiều bí mật hơn thời gian?”.
Nghĩa tình hàng xóm

Nghĩa tình hàng xóm

(GLO)- Mặc dù chuyển đến nơi ở mới đã lâu nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn về thăm những người hàng xóm cũ. Gặp nhau tay bắt mặt mừng, nói chuyện hoài không hết, tôi lại càng thấm thía hơn lời dạy của người xưa “Hàng xóm tối lửa, tắt đèn có nhau”.
Tháng Chín yêu thương

Tháng Chín yêu thương

Ngày đầu tiên của tháng Chín, tôi đi trong nắng thu vàng mà lòng trào dâng nhiều cảm xúc. Xin gửi lời chào tháng mới yêu thương, với Tết Độc lập của dân tộc và những ngày đầu đến trường sau kỳ nghỉ hè.

Chòi rẫy

Chòi rẫy

(GLO)- Trong rẫy của người Jrai bao giờ cũng có một cái chòi. Sau khi thu hoạch nông sản, tất cả sẽ được cất giữ tại chòi rẫy.
Ngóng mẹ đi chợ về

Ngóng mẹ đi chợ về

(GLO)- Ngóng mẹ đi chợ về luôn là cả một niềm yêu thích với tuổi thơ của chị em chúng tôi. Mỗi lần mẹ đi chợ là chị em mau mải chạy ra cổng hoặc tận đầu ngõ, trốn dưới một bóng cây nào đó và mắt thì cứ liên tục ngóng ra phía mẹ đi về.
Chuyện tình ở xóm Đá Côi

Chuyện tình ở xóm Đá Côi

“Đá Côi”, tên xóm có từ khi nào không ai biết, kể cả ông Sáu, người lớn tuổi nhất vùng lớn lên từ thời Pháp thuộc, trải qua 20 năm kháng chiến chống Mỹ, giờ vẫn còn trụ lại với bà con nhiều thế hệ.
Ngồi ngắm sương mù

Ngồi ngắm sương mù

(GLO)- Nhiều lần, tôi thấy mình cứ nhớ thương một thứ gì đó rất mơ hồ, hình như là sương mù. Bạn tôi cười bảo: “Sương mù ở đâu mà chẳng có, ngay trong thành phố này, cứ thức dậy thật sớm để chạy bộ ven hồ, trong công viên... là thấy được sương mù giăng tầng tầng lớp lớp”. 
Chờ mùa

Chờ mùa

(GLO)- Ông bà thường nói: Mưa lúc nào mát mặt lúc ấy! Đó là khi trời oi bức, khô hanh, chứ lê rê mãi hoài món “đặc sản” mưa cao nguyên thì quả thực là... rát mặt. Thức dậy trong tiếng mưa rơi ràn rạt trên mái hiên sau một đêm chập chờn, hẳn là nhiều người sẽ có tâm trạng chờ mùa, chờ nắng.
Bao la tình mẹ

Bao la tình mẹ

Chị không thương con như cách những người mẹ khác hay làm, nhưng chị là một người mẹ vĩ đại. Đó là những gì mà tôi và nhiều người nhìn thấy ở chị- một người phụ nữ bị thiểu năng trí tuệ, yếu thế trong xã hội.