Bất ngờ về trí nhớ phi thường của phi công người Anh dù hôn mê thời gian dài

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chiều 10-6, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 cho biết, trong ngày, cả nước tiếp tục không ghi nhận người mắc mới dịch Covid-19 và là ngày thứ 55 liên tiếp không có lây nhiễm dịch Covid-19 trong cộng đồng. Trong khi đó, sức khỏe và trí nhớ của bệnh nhân thứ 91 tiếp tục có cải thiện đáng kinh ngạc.

 

Hiện nay, số người mắc Covid-19 tại Việt Nam vẫn là 332 người, trong đó có tổng cộng 192 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay. Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 9.136 người, trong đó cách ly tập trung tại bệnh viện 151 người, còn lại cách ly tập trung tại cơ sở khác, tại nhà và nơi lưu trú.

 

 



Về tình hình điều trị, trong ngày, cả nước đã có thêm 3 bệnh nhân Covid-19 được công bố khỏi bệnh. Trong đó, tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương là bệnh nhân thứ 290 và 319, còn tại Bệnh viện Bệnh lý hô hấp cấp tính Củ Chi, TPHCM là bệnh nhân thứ 321.

Như vậy, Việt Nam đã có 320/332 bệnh nhân Covid-19 được công bố khỏi bệnh, ra viện (chiếm hơn 96% tổng số bệnh nhân Covid-19 tại Việt Nam), trong đó 49/50 bệnh nhân mang quốc tịch nước ngoài đã được Việt Nam điều trị khỏi. Trong số 12 bệnh nhân Covid-19 đang điều trị có 4 bệnh nhân đã âm tính với virus SARS-CoV-2.


 

Bệnh nhân thứ 91 tiếp tục có tiến triển tích cực về sức khỏe và tinh thần
Bệnh nhân thứ 91 tiếp tục có tiến triển tích cực về sức khỏe và tinh thần



Đáng chú ý, Tiểu ban điều trị cho biết, bệnh nhân thứ 91 (nam phi công người Anh đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM) tiếp tục có tiến triển tích cực về sức khỏe. Bệnh nhân có trí nhớ rất tốt dù hôn mê thời gian dài.

Đặc biệt, nam phi công này vẫn nhớ password điện thoại, máy tính bảng và tay có thể thực hiện các động tác tinh tế như bấm bàn phím điện thoại. Tuy nhiên, chân của bệnh nhân còn yếu, chưa chống để nâng người được. Phổi của bệnh nhân cải thiện nhiều, chỉ cần sử dụng oxy nồng độ thấp, tuy nhiên sức cơ hô hấp còn yếu.

Về chức năng tiêu hóa, tình trạng chướng bụng của bệnh nhân đã giảm. Cho ăn qua đường tiêu hóa, bệnh nhân dung nạp, có thể nuôi ăn qua đường tiêu hóa 1000 ml súp xay/ngày. Chức năng thận đã hồi phục, chức năng tim và gan tốt.

Đến nay, bệnh nhân ngưng lọc máu được 2 tuần. Các bác sĩ đã tiến hành ngưng máy thở cho bệnh nhân tập thở ngắt quãng. Hiện các bác sĩ cũng tiến hành tập vật lý trị liệu cho người bệnh 2 lần/ngày, điều chỉnh nước điện giải và săn sóc vết loét cùng cụt.

Trước đó, bệnh nhân đã lần đầu mỉm cười với các nhân viên y tế vào ngày 4-6 và đến ngày 8-6, bệnh nhân đã có thể ngồi dậy, đung đưa hai chân, đồng thời nam bệnh nhân đã tự viết vào bảng và tự bấm nút điều chỉnh độ cao của giường bệnh.

 

Theo NGUYỄN QUỐC (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.