Báo Tuyên Quang kỷ niệm 60 năm xuất bản số báo đầu tiên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng ngày 22-2, tại TP. Tuyên Quang, Báo Tuyên Quang long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm xuất bản số báo đầu tiên (3/2/1965-3/2/2025).

Dự lễ kỷ niệm 60 năm xuất bản số báo đầu tiên có các đồng chí: Hà Thị Khiết-nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng ban Dân vận Trung ương, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang, Phó chủ tịch không chuyên trách Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Lê Quốc Minh-Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Hà Thị Nga-Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang; các đồng chí lãnh đạo tỉnh, nguyên lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang; lãnh đạo hơn 40 cơ quan báo Đảng địa phương, Trung tâm Truyền thông trong cả nước.

6.jpg
Các đại biểu dự Lễ kỷ niệm. Ảnh: Lê Anh

Cách đây 60 năm, ngày 3-2-1965, Báo Tuyên Quang-Cơ quan ngôn luận của Đảng bộ tỉnh, tiếng nói của Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân Tuyên Quang xuất bản số đầu tiên. Trong chặng đường hơn nửa thế kỷ qua, Báo Tuyên Quang đã nỗ lực phấn đấu, không ngừng vươn lên, xây dựng tờ báo ngày càng phát triển; thực hiện xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước qua các thời kỳ.

Trước yêu cầu thực tiễn phát triển hội nhập của đất nước, của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và xu thế phát triển của báo chí hiện đại, Báo Tuyên Quang đã chủ động đi tắt đón đầu công nghệ thông tin, hiện đại hóa quá trình làm báo.

Báo đã thay đổi từ việc quản trị tòa soạn đến sản xuất nội dung, mục tiêu xây dựng Báo Tuyên Quang trở thành cơ quan báo chí đa phương tiện, phát hành đa nền tảng, vận hành tòa soạn hội tụ. Từ một tờ báo in đen trắng, 4 trang, khổ nhỏ, xuất bản mỗi tuần một kỳ ngày đầu mới thành lập, đến nay, Báo Tuyên Quang đã có nhiều sản phẩm báo chí: Báo in có 3 ấn phẩm (báo in thường kỳ; Báo Tuyên Quang Cuối tuần; Tin ảnh Tuyên Quang vùng cao); Báo Tuyên Quang điện tử với các tác phẩm truyền hình, Podcast; Báo Tuyên Quang điện tử phiên bản Tiếng Anh và các nền tảng xã hội (Facebook, YouTube, Tiktok, Zalo, Instagram).

Báo in được đổi mới mạnh mẽ theo hướng chuyên sâu, tổ chức nhiều chuyên trang, chuyên đề, phóng sự, các số báo chuyên đề, thiết kế ấn tượng, hấp dẫn để độc giả dễ xem, dễ tiếp cận thông tin.

7.jpg
Đồng chí Lê Quốc Minh-Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Phát biểu tại Lễ kỷ niệm. Ảnh: Lê Anh.

Báo điện tử chú trọng ứng dụng công nghệ để phát triển theo hướng đa phương tiện. Sử dụng công nghệ mới, trí tuệ nhân tạo trong sản xuất sản phẩm báo chí. Điển hình sử dụng AI để đọc bản tin; sản xuất video bằng thiết bị thông minh; thực hiện các tác phẩm báo chí đa phương tiện, đa nền tảng. Từ năm 2020 đến nay, báo lần lượt ra mắt các nền tảng mạng xã hội gồm 5 trang Facebook, 1 kênh YouTube, 1 kênh Tiktok, 1 kênh Zalo, 1 Kênh Instagram, 1 kênh Podcast. Trong đó, trang fanpage Báo Tuyên Quang online và Kênh Tiktok của Báo đã được cấp tích xanh và nằm trong Top 10 các kênh mạng xã hội có số người theo dõi cao nhất trong các cơ quan báo Đảng địa phương.

Đặc biệt, Báo đã mạnh dạn ứng dụng công nghệ để thực hiện các chương trình truyền hình trực tiếp. Từ năm 2020 đến nay, Báo Tuyên Quang đã thực hiện được hơn 180 cuộc truyền hình trực tiếp, hơn 200 cuộc livestream trên nền tảng mạng xã hội.

Chất lượng nội dung tuyên truyền trên Báo Tuyên Quang đã được khẳng định qua các giải báo chí Trung ương và địa phương. Điển hình là 5 năm liên tục (2019-2023), Báo Tuyên Quang đoạt Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng-Giải Búa liềm vàng (3 giải B, 1 giải C và 1 giải khuyến khích). 2 năm liên tiếp (2022, 2023) đoạt Giải Báo chí quốc gia (1 giải Khuyến khích, 1 giải C)…

Báo Tuyên Quang tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Báo thành lập và duy trì chuyên mục Nhịp cầu Nhân ái, tổ chức thường niên chương trình Trung thu yêu thương. Qua đó trao hàng trăm học bổng cho học sinh nghèo, vượt khó; tặng quà, đồ dùng học tập, làm đường, mắc điện sửa trường lớp học ở vùng khó; phối hợp tổ chức chương trình khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho người nghèo.

Với những thành tích xuất sắc trong 60 năm xây dựng và phát triển, Báo Tuyên Quang vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng ba (năm 2004), hạng nhì (năm 2009) và hạng nhất (năm 2014).

Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Lê Quốc Minh-Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam ghi nhận, chúc mừng, đánh giá cao những thành tích, đóng góp quan trọng của Báo Tuyên Quang trong thời gian qua, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của hệ thống báo Đảng cả nước. Đồng thời nhấn mạnh, trước những cơ hội và thách thức, Báo Tuyên Quang cần tiếp tục đổi mới để khẳng định vị thế của mình, thi đua cùng báo chí cả nước nỗ lực, tích cực chuyển đổi số để bắt kịp xu hướng phát triển của báo chí; đẩy mạnh phát triển tác phẩm, loại hình báo chí theo hướng đa phương tiện đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Đồng chí Lê Quốc Minh đề nghị Báo Tuyên Quang tiếp tục đổi mới và nâng cao hơn nữa chất lượng các ấn phẩm, tăng cường ứng dụng những cách thức làm báo hiện đại, công nghệ làm báo mới, thông tin hấp dẫn, đúng định hướng, chủ động tìm đến bạn đọc, đem thông tin, nhất là thông tin chuyên sâu đến bạn đọc bằng nhiều con đường, cách thức khác nhau để mở rộng đối tượng độc giả.

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang Hà Thị Nga đã bày tỏ sự trân trọng và nhiệt liệt chúc mừng, biểu dương những thành tựu to lớn của Báo Tuyên Quang đạt được trong chặng đường 60 năm qua.

Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang đề nghị thời gian tới, Báo Tuyên Quang tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm: Giữ vững tôn chỉ, mục đích của tờ báo; bám sát các nhiệm vụ chính trị, những vấn đề lớn, có tính thời sự của Đảng, đất nước và của tỉnh để tuyên truyền toàn diện, có chiều sâu, nhất là về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thông tin không đúng sự thật, thông tin không có lợi cho sự phát triển của đất nước, của tỉnh. Nhạy bén, kịp thời trong công tác định hướng thông tin để tạo sự lan tỏa, đồng thuận sâu rộng của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong quá trình triển khai thực hiện các chủ trương, nhiệm vụ phát triển tỉnh.

Trước mắt là Tập trung tuyên truyền công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2025 và cả giai đoạn 2020-2025; việc triển khai các đề án sắp xếp, tinh gọn tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở; công tác chuẩn bị, tổ chức đại hội và triển khai thực hiện Nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025-2030.

77.jpg
Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang Hà Thị Nga trao Cờ thi đua đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ cho Báo Tuyên Quang. Ảnh: Lê Anh

Chủ động nắm bắt tình hình ở cơ sở, phát hiện vấn đề từ thực tiễn để có nhiều bài viết mang đậm hơi thở cuộc sống. Chú trọng xây dựng môi trường văn hóa trong cơ quan báo chí và người làm báo. Đặc biệt, Báo Tuyên Quang phải tiên phong trong ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số để không ngừng nâng cao chất lượng các sản phẩm báo chí…

Tại lễ kỷ niệm, Báo Tuyên Quang vinh dự được nhận Cờ thi đua đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

(GLO)- “Mây biên giới” của tác giả Đào An Duyên là bài thơ giàu cảm xúc về vẻ đẹp thanh bình nơi biên cương Tổ quốc. Tác giả khắc họa hình ảnh cột mốc trong nắng dịu, mây trời không lằn ranh, rừng khộp lặng im... như một bản hòa ca của thiên nhiên và lịch sử...

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

(GLO)- Diễn ra trong gần 1 tháng, cuộc thi “Nét đẹp trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số qua ảnh” do Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức đã nhận được 33 tác phẩm dự thi. Mỗi bức ảnh là một thông điệp ý nghĩa mà những người mẫu không chuyên muốn truyền tải đến mọi người.

Nhớ khói đốt đồng

Nhớ khói đốt đồng

(GLO)- Mỗi khi tiết trời chuyển mình vào hạ, tôi lại chộn rộn một nỗi nhớ không tên. Tôi nhớ quê, nhớ cánh đồng, nhớ mùi khói đốt đồng lan trong gió chiều nhè nhẹ. Đó là mùi của đất, của nắng, của thời gian và tuổi thơ nơi đồng bãi.

Xây dựng hồ sơ nghệ nhân tạc tượng: Gìn giữ, trao truyền vốn quý

Xây dựng hồ sơ nghệ nhân tạc tượng: Gìn giữ, trao truyền vốn quý

(GLO)- Là đại diện của nền điêu khắc dân gian Tây Nguyên, tượng gỗ mang giá trị biểu đạt cao về đời sống và quan niệm thẩm mỹ của đồng bào dân tộc thiểu số. Tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai), một hồ sơ nghệ nhân tạc tượng đã được xây dựng với mong muốn gìn giữ và trao truyền vốn quý di sản.

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai

(GLO)- Nhiều lần đến tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh (thuộc Bảo tàng tỉnh Gia Lai), nhà giáo Tạ Chí Tào rất tâm đắc với những hiện vật thể hiện tấm lòng của người dân Tây Nguyên đối với Bác. Vì vậy, ông đã quyết định trao tặng một số hiện vật liên quan đến Bác Hồ mà mình đã sưu tầm cho Bảo tàng tỉnh.

Vấn vương bông gòn

Vấn vương bông gòn

(GLO)- Trong vườn còn sót lại một cây gòn. Đến mùa, chúng bung ra những bông nhẹ bẫng, mềm như mây trắng vắt ngang trời, theo gió tản mát muôn phương.

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Giữ “hồn trà” trong từng dáng ấm

Giữ “hồn trà” trong từng dáng ấm

(GLO)- Không ít người vừa mê trà vừa có thú sưu tầm ấm. Với họ, chiếc ấm không chỉ để pha trà mà còn là bạn tri âm, lặng lẽ đồng hành trong từng cuộc trà. Họ “dưỡng ấm” như nâng niu một thú chơi đầy tinh tế.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Từ trong câu ca nghĩa tình

Từ trong câu ca nghĩa tình

(GLO)- Trước việc Bình Định-Gia Lai chuẩn bị về một nhà, chuẩn bị một hành trình mới của đất nước, địa phương và cá nhân, người viết chợt nhớ… chuyện xưa, “cố tình” tìm mối liên hệ với những điều nhỏ nhặt.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.