Bảo tồn văn hóa cồng chiêng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tỉnh Kon Tum có hơn 40 thành phần dân tộc; trong đó, có 7 DTTS tại chỗ là Xơ Đăng, Ba Na, Gia Rai, Giẻ-Triêng, Hrê, Brâu và Rơ Măm. Với đồng bào DTTS, cồng chiêng và múa xoang là hoạt động không thể thiếu trong đời sống tinh thần mỗi khi cộng đồng bước vào lễ hội. Nét văn hóa này cũng đã và đang được đồng bào DTTS bảo tồn, gìn giữ, phát huy.

Ông Phan Văn Hoàng- Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) cho biết: Để bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng, thời gian qua, ngành VH,TT&DL phối hợp các cấp chính quyền triển khai công tác điều tra, sưu tầm, ghi chép được 145 bài cồng chiêng và thống kê được 2.134 bộ cồng chiêng của đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh.

Cùng với đó, bằng nguồn ngân sách Nhà nước, tỉnh đã hỗ trợ 40 bộ cồng chiêng; trong đó có 35 bộ cho các làng đồng bào DTTS không có cồng chiêng, 5 bộ cho các trường học. Ngoài ra, các cấp chính quyền địa phương vận động nhân dân đóng góp kinh phí để mua bộ cồng chiêng như xã Đăk Pxi, Ngọc Wang (huyện Đăk Hà) vận động 100% các làng đồng bào DTTS tự đóng góp kinh phí để mua bộ cồng chiêng của làng. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 502/622 làng đồng bào DTTS có cồng chiêng, tăng 259 làng so với năm 2015. Đây là một tín hiệu khả quan về sự nỗ lực chung tay của toàn xã hội trong công tác bảo tồn, phát huy di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh.


 

 Lễ khánh thành nhà rông văn hóa làng Kon Tum Kơ Nâm (thành phố Kon Tum). Ảnh: QĐ
Lễ khánh thành nhà rông văn hóa làng Kon Tum Kơ Nâm (thành phố Kon Tum). Ảnh: QĐ


Hiện nay, toàn tỉnh có 74 nghệ nhân có những đóng góp tiêu biểu, xuất sắc trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống được Chủ tịch nước vinh danh, phong tặng danh hiệu Nhà nước “Nghệ nhân ưu tú”, trong đó có 48 nghệ nhân thuộc loại hình diễn tấu cồng chiêng, xoang.

Để bảo tồn và gìn giữ nét văn hóa đặc sắc này, thì việc mở lớp truyền dạy cồng chiêng, xoang tại các làng đồng bào DTTS cũng được các cấp, ngành địa phương quan tâm, nhằm truyền lại những kỹ năng, kỹ thuật về diễn tấu cồng chiêng, múa xoang truyền thống trong cộng đồng cho thế hệ trẻ. Từ năm 2016-2021, ngành Văn hóa đã tổ chức 103 lớp truyền dạy; trong đó, tổ chức 99 lớp truyền dạy diễn tấu cồng chiêng, xoang (79 lớp tổ chức tại các làng đồng bào DTTS, 20 lớp tổ chức tại các trường học); 4 lớp về kỹ năng chỉnh âm cồng chiêng (3 lớp cho các nghệ nhân biết diễn tấu cồng chiêng, 1 lớp cho thanh thiếu nhi). Ngoài ra, có hàng chục lớp truyền dạy cồng chiêng, xoang cho thanh thiếu nhi trong làng do các nghệ nhân có tâm huyết với văn hoá truyền thống tự chủ động tổ chức, cũng đã góp phần bảo tồn và phát huy văn hoá cồng chiêng.

Đi đôi với việc trang bị cồng chiêng cho các làng đồng bào DTTS chưa có cồng chiêng, mở các lớp truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ, một việc làm cũng rất quan trọng và cần thiết để phát huy bản sắc văn hoá cồng chiêng là công tác tổ chức phục dựng “Nghi lễ, Lễ hội truyền thống” của đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh. Trong giai đoạn 2016-2021, ngành VH,TT&DL đã tổ chức phục dựng 15 nghi lễ, lễ hội truyền thống của đồng bào các DTTS. Trong đó, Sở VH,TT&DL phục dựng 5 nghi lễ, lễ hội: Lễ ăn lúa mới của dân tộc Brâu, Lễ bắc máng nước và Lễ kiêng làng của dân tộc Xơ Đăng - nhóm Xơ Teng, Lễ ăn than (Cha Kchiah) của dân tộc Giẻ-Triêng, Lễ Kâm Bul của dân tộc Gia Rai. Huyện Đăk Glei phục dựng 3 nghi lễ, lễ hội là Lễ hội mừng lúa mới, Lễ máng nước, Lễ tết ăn than (Cha K chiah)). Huyện Đăk Hà phục dựng 4 nghi lễ, lễ hội gồm Lễ hội bắc máng nước của dân tộc Xơ Đăng - nhóm Tơ Dră, Lễ hội nước giọt của dân tộc Ba Na, Lễ xả xui của dân tộc Xơ Đăng - nhóm Tơ Dră, Lễ mừng lúa mới của dân tộc Xơ Đăng - nhóm Tơ Dră. Huyện Sa Thầy phục dựng 1 nghi lễ: Lễ cầu an của dân tộc Ba Na (nhóm Rơ Ngao)) và huyện Ngọc Hồi phục dựng 2 nghi lễ, lễ hội: Lễ hội mừng lúa mới của người Xơ Đăng, Lễ hội Chakchiah của người Giẻ-Triêng.

 

Đến nay, hầu hết các thôn, làng đồng bào DTTS tại chỗ trong tỉnh đều có đội nghệ nhân biết đánh cồng chiêng, múa xoang. Ảnh: QĐ
Đến nay, hầu hết các thôn, làng đồng bào DTTS tại chỗ trong tỉnh đều có đội nghệ nhân biết đánh cồng chiêng, múa xoang. Ảnh: QĐ

Để di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên có điều kiện phát triển, Phòng VH,TT&DL các địa phương quan tâm hỗ trợ về mọi mặt để các làng thành lập các đội văn nghệ, đội cồng chiêng và múa xoang. Nhờ vậy, đến nay hầu hết các thôn, làng đồng bào DTTS tại chỗ đều có đội nghệ nhân biết đánh cồng chiêng, múa xoang. Theo thống kê hiện nay, toàn tỉnh có 534 đội nghệ nhân cồng chiêng, xoang; trong đó, huyện Tu Mơ Rông có 10 đội, huyện Đăk Glei 154 đội, huyện Đăk Hà 80 đội, huyện Đăk Tô 3 đội, huyện Kon Plông 72 đội, huyện Kon Rẫy 44 đội, huyện Sa Thầy 36 đội, huyện Ngọc Hồi 38 đội và thành phố Kon Tum có 97 đội.

Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh đã thành lập 2 Câu lạc bộ văn hóa dân gian của dân tộc Ba Na (nhóm Rơ Ngao) tại làng Kon Trang Long Loi, thị trấn Đăk Hà) và của dân tộc Xơ Đăng (nhóm Tơ Dră) tại làng Kon Klốk, xã Đăk Mar (huyện Đăk Hà). Trong đó, Câu lạc bộ văn hóa dân gian thôn Kon Trang Long Loi được Bộ VH, TT & DL chọn là Câu lạc bộ văn hóa dân gian điểm. Hiện nay, 2 Câu lạc bộ hoạt động hiệu quả, thực hiện tốt công tác truyền dạy, bảo tồn phát huy di sản văn hóa dân tộc cho thế hệ trẻ và là hạt nhân nòng cốt tham gia các sự kiện văn hóa lớn của tỉnh và Trung ương.  

Theo Quang Định (baokontum)

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Già làng Đônh (bìa phải) giới thiệu về chiếc nỏ của người Bahnar. Ảnh: R.H

Điểm tựa Kon Brung

(GLO)- Không chỉ tâm huyết với công tác hòa giải, già làng Đônh (SN 1960; làng Kon Brung, xã Ayun, huyện Mang Yang) còn rất tâm huyết với việc bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Với bà con, ông là điểm tựa của làng Kon Brung.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.